Hình ảnh của tổn thương cuống răng trên phim X-quang răng
Đây là một dấu hiệu rất có giá trị giúp các bác sì nha khoa chẩn đoán xác định bệnh viêm quanh cuống mạn tính. Tổn thương trên phim X-quang có thể là hình tròn, hình bầu dục, hình liềm hay hình dạng khác. Tổn thương ỏ thế trung tâm hay thể trung tâm kết hợp vói 1 hoặc 2 mặt bên chân răng tuỳ theo từng trường hợp.
Qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, tổn thương cuông răng là u hạt thường có ranh giới tổn thương không rõ và thường bám dọc theo chân răng, hay dấu hiệu dầy lên của dây chằng quanh cuông và sự mất đi của lá cứng ở vùng đó.
Vị trí u hạt có thể ỏ giữa cuống răng, mặt bên cuông răng hoặc chạy dọc theo chân răng. Hình ảnh tổn thương điển hình của u hạt là hình liềm (hình ảnh)
Những thông tin thu thập từ hình ảnh X-quang
— Hình dạng tổn thương
+ Hình tròn:
Hình tròn trung tâm.
Hình tròn trung tăm và 1 mặt bên.
Hình tròn trung tăm và 2 mặt bên.
+ Hình bầu dục:
Hình bầu dục trung tăm.
Hình bầu dục trung tâm và 1 mặt bên.
Hỉnh bầu dục trung tăm và 2 mặt bên.
+ Hình liềm:
Hình liềm trung tăm.
Hình liềm trung tâm và 1 mặt bên.
Hình liềm trung tâm và 2 mặt bên.
+ Bờ tổn thương: Nếu rõ là nhìn phân biệt rõ nét đường ranh giới xương và vùng tổn thương.
+ Ranh giới tổn thương: Không rõ khi nhìn trên phim X-quang không phân biệt được lanh giới giữa xương và vùng tổn thương và ngược lại khi phân biệt rõ bờ tổn thưcns VỚI các vùng lành gọi là ranh giới rõ.
+ Độ sáng vùng tổn thương: Nếu nhìn trên phim thấy vùng đen không thấy rõ cấu trúc của xương gọi là sáng, ngược lại nếu một vùng tổn thơng bị mờ nhạt lẩn vối cấu trúc của xương gọi là mờ.
+u hạt là một khôi tổ chức nhỏ đỏ sẫm. Kích thưốc thay đổi từ bằng đầu đinh ghim đến hạt đổ, thường có đường kính từ 0,5 - 1 cm có khi lớn hốn.
+u hạt bám vào chân răng theo một đường gọi là đường bám dính. Trong đường bám dính, chân răng bị mòn rõ, ngược lại ngoài đường bám dính, thấy chỗ đó dầy lên.
- -Vi thể
+u hạt gồm một vỏ xơ bao quanh. Khôi tổ chức viêm quanh cuông răng gồm có tổ chức bào, tương bào và bạch cầu. Nếu có ổ hoại tử thì trong đó chứa đầy bạch cầu đa nhân, chỗ khác chủ yếu là limpho bào.
+Vỏ xơ bao quanh và liên tục với dây chằng cuông răng, nó được hình thành từ tế bào xơ. Vỏ xơ này phân cảch tổ chức hạt với xương ổ răng.
+Tổ chức hạt có nhiều tân mạch máu nhỏ, đó là kết quả của sự biến đổi viêm, trong đó chủ yêu là mao mạch và động tĩnh mạch nhỏ. Mạch máu thấy nhiều ở tổ chức hạt hơn là ơ vỏ xơ.
+Sự xuất hiện nhiểu mạch máu chứng tỏ có sự chuyển hoá mạnh trong quá trình hình thành tổ chức hạt. Cũng chính vì có nhiều mạch máu mà vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn và tổ chức viêm có thể xâm nhập vào cơ thể gây một sô" biểu hiện bệnh lý toàn thân.
+Những sợi thần kinh thấy chủ yếu ỏ vỏ xơ, nhưng rất ít trong tổ chức hạt, nên bệnh nhân rất nhạy cảm khi tiến hành nạo u hạt. Những sợi thần kinh thường không có myelin và có tính chất thần kinh thực vật.
- -Đại thể
+Nang chân răng có hình cầu hay hình trứng, kích thước từ 0,5 trở lên, thành nang mỏng hoặc dầy. Nang khi nhiễm trùng thì thành nang dầy lên, mặt trong lòng nang nhẵn hay gồ ghề.
+Dịch trong lòng nang màu vàng nhạt, có chứa các tinh thể cholesterol hay một dịch đặc sệt như bơ.
- -Vi thể
+Nang chân rảng gồm một vỏ xơ, được phủ một lốp biểu mô lát tầng không sừng hoá, với độ dầy thay đối tuỳ chỗ, có chỗ không có biểu mô phủ.
+ơ thành nang thường có những ổ xâm nhiễm viêm mạn tính. Những ổ xám nhiễm mạn tính này chủ yếu ở lỏp mô liên kết trực tiếp vối đáy của biểu mô và biêu hiện bằng sự phù nể ở biểu mỏ đó
Cơ chê hình thành tô chức hat và nang:
Giải thích cơ chế hình thành u hạt, hầu hết các tác giả đều cho rằng u hạt là do phán ừng tăng sinh ở vùng cuông răng, biểu hiện một tổn thương do kích thích nhẹ và do sự xâm nhập của vi khuẩn, độc tô" vi khuẩn và các sản phẩm của vi khuẩn từ tuỷ răng hoại tử xuống mô vùng cuông. Theo Hess đây còn do tác động của chuyển hoá can-xi của tổ chức cạnh ổ viêm.
Shear.M. cho rằng, một vài sản phẩm của tuỷ hoại tử có thể là yếu tố khởi động sự tăng sinh biểu mô, đồng thời kích thích phản ứng viêm. Tác giả đã chứng minh sự phát triển biểu mô có liên quan tới sự xâm nhập của tế bào viêm.
Sự hình thành u hạt và nang chân răng còn là phản ứng bảo vệ của cơ thể thông qua hệ thống miễn dịch dịch thể và hệ thống miễn dịch tế bào. Một sô tác giả cho rằng, đây là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thông miễn dịch trung gian tế bào để đẩy mô nhiễm khuẩn ra ngoài.
Trong nhiều nghiên cứu, người ta thấy những tổn thương sâu răng, viêm tuỷ, viêm quanh cuông răng đã tạo điểu kiện cho kháng nguyên là những nội độc tố và những châ't chuyển hoá của vi khuẩn thâm nhập gây nên viêm nhiễm với sự can thiệp của hệ thông miễn dịch. Một tổn thương dưới lỗ sâu không được điều trị, không chỉ có thể nặng thêm, mà vùng cuống răng cũng nhanh chóng bị liên luỵ trong quá trình viêm. Các phản ứng trung gian nhất định bởi các IgE, cùng với sự tích tụ phức hợp miễn dịch có thể khởi xưóng những biểu hiện sốm thấy trong những mô quanh cuông răng. Tiến trình và sự nặng thêm của tổn thương quanh cuông răng gắn liền với một phản ứng của những vi khuẩn nội tuỷ. Loại tế bào này, đôi khi được thể hiện bởi một sự tích luỹ các phức hợp miễn dịch. Đôi khi một bệnh nhân bị viêm tuỷ có biểu hiện sưng nể vùng ngoài mặt giống như dị ứng, nhưng khám không thấy đau và đỏ, ranh giới tổn thương không rõ. Người ta cho rằng đây là một phản ứng dạng phản vệ hoặc dạng dịch thể.
Về lâm sàng người ta quan sát thấy một tai biến cấp tính ở một tổn thương mạn tính như u hạt quanh cuống, có sự xuất hiện các thành phần kháng thể và bổ thề trong huyết thanh ở bước trung gian của phản ứng. Kết quả có sự xâm nhập nhiều các kháng nguyên từ tuỷ vào các chân răng đã làm tăng thêm tổn thương quanh cuống răng.
Các phức hợp miễn dịch được thấy trong các đại thực bào, đường mạch máu và màng đáy biểu bì, chúng được thấy trong sự tăng sinh của mảnh vụn biểu bì Malasser quanh cuông răng, tạo điểu kiện gián tiếp cho sự chuyển dạng của u hạt biểu bì thành nang.
Các globuline miễn dịch được quan sát ở các tổn thương quanh cuông răng đã được nhận biết rõ. Trong một sô các nghiên cứu gần đây, người ta đã nhận thấy rằng; trên 20 tổn thương quanh cuống răng có các lymphocyte chứa cả globuline miễn dịch. Sự tham gia của các phản ứng trung gian bởi các IgE khác nhau tuỳ theo thủ phạm. Một nghiên cứu trên 28 mẫu sinh thiết tổ chức hạt quanh cuông ràng đã chí ra sự xuất hiện IgE trong 74% trường hợp.
Người ta cũng làm thực nghiệm trên khỉ bởi một mũi tiêm miễn dịch làm phát triển các tổn thương quanh cuông răng, được đánh giá sau 6 tháng, người ta đả nhận thấy trên phim X-quang một giới hạn phân biệt được ở các tổn thương trên những con khỉ đã được tiêm so vối lô chứng. Tuy vấn đề này vẫn còn một sô" tác giả chưa thật tán thành, song ảnh hưởng của tổn thương quanh cuống mạn có thể được coi là những ổ tiên phát, gây hoạt động thứ phát tối tim, khớp, thận,... đã được thửa nhận lừ nhxếu chập Ky qua.
Một nghiên cứu của Chistine Kalvelage cho thấy những tế bào miễn dịch CD20, CD8 và Lymphocytes có ở 100% các tổ chức viêm mạn tính vùng cuống răng.