U phần mềm

Download

1- U PHẦN MỀM:
1.1- VÙNG NưỚU :
1.1.1- U hạt tế bào khổng lồ ngoại biên (Epulis/ Giant cell tumor) :
Nguyên nhân : Sang chấn, va chạm với vật lạ.
Giải phẫu bệnh: Nhiều tế bào khổng lồ là những tế bào lớn, bào tương nhiều, nhân to do sự kết hợp của nhiều đại thực bào.
Điều trị : Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ để tránh tái phát
Khi cắt bỏ hay chảy máu nên phải có dao điện.
Dự phòng : Tránh chấn thương do tăm, bàn chải, hàm giả...
1.1.2- U hạt thai nghén (Prenancy tumor) :
Là một u hạt sinh mủ.
Giải phẫu bệnh: Mô hạt viêm.
Nguyên nhân : Do kích thích tại chỗ và sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ thai nghén (estrogen và progesteron).
Điều trị :–U nhỏ : có thể mất sau sanh.
Loại bỏ kích thích tại chỗ (mảng bám răng) bằng phương pháp VSRM, lấy vôi răng...
U lớn : cắt bỏ
Dự phòng : VSRM tốt trong thời kỳ thai nghén
1.1.3- U xơ (Fibroma) :
Nguyên nhân : sang chấn kéo dài do răng hay do phục hình.
Giải phẫu bệnh: tăng sinh sợi.
Điều trị : cắt bỏ
Dự phòng : Tránh sang chấn : nhổ răng di lệch, làm phục hình đúng.
1.2- VÙNG MIỆNG :
Nang là một u giả lành tính, phát triển chậm.Là một bọc được lát bởi mô
bì và bao quanh là vách mô liên kết. Chứa chất lỏng hay sền sệt do các tế bào
thoái hóa hay từ sự phân tiết của những mô bao bọc nang.
1.2.1- Nang nghẽn:
Do chấn thương làm xây xát ống dẫn tuyến nước bọt phụ, nước bọt chảy
ra mô lân cận tạo thành bể nước bọt, sau đó được mô liên kết bao vây.
A) Nang niêm dịch:
Thường ở vùng môi dưới. Rất khó lấy. Nên lấy lúc chưa bội nhiễm. Nên cố gắng lấy toàn bộ nang, vỏ mỏng, hay tái phát.
B) Nang nhái sàn miệng (Ranula):
Là một dạng nang nghẽn đặc biệt ở sàn miệng, liên hệ đến ống dẫn tuyến dưới lưỡi
Điều trị : Phẫu thuật bóc tách lấy toàn bộ nang nếu được. Đây là loại nang vỏ rất mỏng, ăn len lỏi, xâm lấn vào phần mềm của sàn miệng. Nếu lấy sót sẽ dễ tái phát. Nếu không ® khâu lộn túi, tuy vậy tỉ lệ tái phát vẫn lên 70%.
1.2.2- Nang biểu bì (Epidermoid cyst) :
Khác với nang nhái, nang biểu bì bao giờ cũng ở chính giữa sàn miệng và đẩy lưỡi ra sau nên khi quá lớn gây khó thở. Nang biểu bì có vỏ dày và có chứa bã đậu, còn nang nhái vỏ mỏng dễ vỡ, có chứa nước nhầy.
Điều trị : Lấy toàn bộ nang có vỏ dày.
1.2.3- U máu lưỡi, niêm mạc má :
Tùy bệnh cảnh lâm sàng mà chọn lựa giữa một phẫu thuật cắt bỏ, khâu mạch máu nuôi dưỡng hay tiêm xơ hóa hay kết hợp cả hai.
1.2.4- U nhú (Papilloma) :
U xuất phát từ bề mặt biểu mô. Có thể là một tăng sinh thật sự liên quan đến ung thư biểu mô.
Sờ thấy nhọn và cứng như gai nên còn gọi là bướu gai. Sang thương có thể giống mụn cóc, bông cải, có cuống hay không có cuống. Giới hạn xung quanh rõ.
Nguyên nhân : Hay gặp là do nhai trầu, xỉa thuốc, sang chấn do răng, răng giả, VSRM kém...
Điều trị : Cắt bỏ, ít tái phát.
1.2.5- U hỗn hợp (Mixed tumor) :
Hỗn hợp 2 loại tế bào (mô liên kết và mô biểu bì).
Có vỏ mỏng.
Hay gặp ở các tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, nhất là các tuyến nước bọt phụ ở khẩu cái.
Điều trị : Bóc tách lấy toàn bộ khối u.
1.3- VÙNG MÁ TRÁN :
1.3.1- Nang bã đậu :
Do mụn bọc phát triển lên, chứa chất bã đậu, vỏ mỏng.
Nên cố gắng lấy toàn bộ nang.
1.3.2- Nang máu :
Một sang chấn tạo thành khối máu tụ sẽ phát triển theo ba hướng: nhiễm trùng, xơ hóa hay tạo thành nang.
Nang máu do sang chấn ® mở tháo máu tụ.
1.3.3- U máu thể phẳng, thể hang:
Được đặc trưng bởi sự tăng sinh và giãn ra của các mao mạch. Thông thường là bẩm sinh do rối loạn trong quá trình tạo mô.
Điều trị : Do tính chất đa dạng về lâm sàng của u máu nói chung cũng như sự phức tạp trong tiến triển cộng với những tác động về mặt tâm lý, chức năng, vì thế việc điều trị u máu không thể theo một phác đồ hay công thức cố định nào cả.
Có nhiều phương pháp điều trị u máu. Việc chọn lựa thích hợp một
 rong các phương pháp đó hoặc phối hợp nhiều phương pháp với nhau tùy thuộc hình thái lâm sàng :
+ Vị trí, kích thước
+ Tính chất tiến triển khối u
+ Khả năng của bác sĩ.
* Các phương pháp :
Tiêm xơ hóa
Xạ trị
Sức ép
Chờ u tự khỏi
Steroid trị liệu
Điều trị áp lạnh : N2 lạnh (– 1500C đến – 1800C)
Laser therapy (laser Argon)
Phẫu thuật.
1.3.4- U mỡ (Lipoma) :
Do sự tăng sinh tế bào mỡ
Điều trị : lấy u.
1.3.5- U bạch mạch (Lymphangioma)
Khác với u máu ở chỗ :
Không thể tự khỏi
Đáp ứng kém với tia và tác nhân xơ hóa
Trên lâm sàng : dễ bội nhiễm, mỗi lần bội nhiễm làm u to thêm. Không có dấu xẹp mạch, không có sỏi tĩnh mạch.
Điều trị : phẫu thuật lấy u toàn bộ + tạo hình (thể hang) hay một phần (thể phì đại, lan tỏa). Nói chung dễ tái phát.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San