Tế bào của tủy răng

Download

TẾ BÀO CỦA TỦY RĂNG
Tế bào nổi bật nhất trong cơ quan ngà-tủy là nguyên bào ngà. Một lớp đơn tế bào
này xếp hàng quanh vùng ngoại vi của tủy, ngăn cách mô liên kết lỏng lẻo của tủy
với tiền ngà. Mỗi nguyên bào ngà có một phần mở rộng vào ống ngà, gọi là đuôi
nguyên bào ngà. Vì mật độ nguyên bào ngà cao ở phần thân răng, đặc biệt là ở
sừng tủy, trông chúng có dạng giả tầng. Các nguyên bào ngà gắn kết với nhau nhờ
các phức hợp nối.
Sau khi nguyên bào ngà tạo ngà nguyên phát và răng mọc lên, các nguyên bào ngà
tiếp tục công việc tạo ngà với một tốc độ chậm. Ngà này được gọi là ngà thứ phát
sinh lý, thường không phân biệt được loại ngà này với ngà nguyên phát thân răng.
Cần phân biệt ngà thứ phát sinh lý với các khối ngà khu trú là ngà thứ ba, ngà sửa
chữa, ngà phản ứng, ngà bị kích thích, ngà không đều, được hình thành trong các
phản ứng với các dạng kích thích tại chỗ khác nhau, ví dụ như sang thương sâu
răng hay can thiệp phục hồi. Các thuật ngữ này về cơ bản có ý chỉ cùng một dạng
ngà thứ phát tại chỗ được hình thành sau khi răng mọc.
Việc phân biệt ngà do các nguyên bào ngà tạo ra và ngà hình thành bởi các tế bào
dạng nguyên bào ngà mới xuất hiện sau khi răng mọc, hay các nguyên bào ngà thứ
phát có thể có ý nghĩa quan trọng về lâm sàng. Ngà thứ ba khu trú được tạo nên bởi
các nguyên bào ngà nguyên phát còn sống sót, sau các kích thích nhẹ, như mòn
răng, được gọi là ngà phản ứng, còn ngà được tạo bởi các thế hệ nguyên bào ngà
mới được gọi là ngà sửa chữa. Ngà răng tạo bởi tế bào dạng nguyên bào ngà
thường có cấu trúc không đều, ít nhất là phần mô được hình thành sớm nhất ở mặt
tiếp giáp với phần ngà sẵn có. Trên cùng một tiêu bản, có thể thấy cả ngà thứ phát
sửa chữa và phản ứng.
Điểm quan trọng là các nguyên bào ngà nguyên phát duy trì khả năng tạo ngà trong
suốt khoảng thời gian tồn tại của một răng sống, và khi chúng bị hủy hoại, các tế
bào trung mô ở tủy có khả năng biệt hóa thành các tế bào dạng nguyên bào ngà
mới. Các tế bào nguồn này tăng cường từ các tế bào dưới nguyên bào ngà và tế bào
viền. Thực tế, một phản ứng mô bệnh học ở giai đoạn sớm tạo nên những ảnh
hưởng trên ngà răng, liên quan tới một dòng chảy tế bào đi vào vùng không có tế
bào, nằm dưới nguyên bào ngà.

Quá trình tạo ngà thứ ba, ở mọi dạng, thể hiện cơ chế bảo vệ quan trọng và đặc tính
tái tạo của cơ quan ngà-tủy. Khi nguyên bào ngà nguyên phát bị hủy hoại, các tế
bào chưa biệt hóa, là loại tế bào chiếm ưu thế ở tủy người trẻ, biệt hóa thành các
nguyên bào ngà mới. Ngà răng được hình thành tại chỗ có thể thay đổi về cấu trúc
và thành phần cấu tạo. Các ống ngà thường ít đều đặn hơn, độ khoáng hóa thấp
hơn, và thành phần hữu cơ cao hơn so với ngà nguyên phát. Mặt tiếp giáp giữa ngà
tạo bởi nguyên bào ngà nguyên phát và bởi tế bào dạng nguyên bào ngà có thể có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng vì các ống ngà ở hai phần này không thông thương trực
tiếp với nhau và do đó làm thành một rào chắn ngăn cản sự xâm nhập của các yếu
tố từ ngà vào tủy. “Hiệu ứng rào cản” này là một cơ chế bảo vệ quan trọng trong
nha khoa phục hồi.
Nguyên bào ngà, là các tế bào tạo khuôn, thể hiện tất cả các đặc điểm về bào quan
và sản xuất protein (collagen nguyên phát) và proteoglycan (chất cơ bản). Hoạt
động của nguyên bào ngà được phản ánh bởi số lượng và các dạng bào quan có
trong bào tương. Giàu lưới nội bào xù xì, hệ Golgi phát triển mạnh, rải rác có các
ribosome, ty lạp thể, túi tiết, và các vacuole là các cấu trúc đặc trưng đi cùng với
hiện tượng tổng hợp protein. Người ta cũng thấy các vi quản và các sợi. Hiện
tượng giải phóng các bể chứa ở màng tế bào là một bằng chứng về hoạt động tổng
hợp collagen của nguyên bào ngà. Nhú nguyên bào ngà thiếu vắng phần lớn các
bào quan thấy được ở phần thân tế bào. Đặc điểm siêu cấu trúc của nhú là các vi
quản và các sợi. Đôi khi thấy ty lạp thể và các cấu trúc dạng ribosome ở điều kiện
bình thường. Khi quá trình tạo khuôn ngà quanh ống được thúc đẩy, ví dụ sau
những can thiệp nào đó, có thể thấy xuất hiện các bào quan như lưới nội bào và ty
lạ
p thể ở nhú nguyên bào ngà. Phần nhú nguyên bào ngà ở vùng tiền ngà thể hiện
các đặc tính phản ánh sự chuyển tiếp từ thân sang nhú, số lượng và các dạng bào
quan thay đổi tùy thuộc hoạt động của vùng.
Mức độ mở rộng của nhú nguyên bào ngà là một đề tài gây tranh luận lâu nay. Thật
khó mà hiểu được bằng cách nào các nguyên bào ngà có thể duy trì được sự sống
của các nhú, khi mà chúng nằm trong các ống ngà thân răng với độ dài thường gặp
tới hơn 3mm. Đã có nhiều nghiên cứu và bàn luận về nhú bào tương trong các ống
ngà ở các răng đã hình thành đầy đủ. Phần lớn các nghiên cứu cho rằng các nhú
bào tương chỉ nằm ở một phần ba chiều dài từ tiền ngà tới men ở răng bình thường
của người lớn trẻ tuổi. Như vậy quan niệm này cho rằng những trao đổi thuộc mô
sống chỉ diễn ra ở phần ba phía tủy của ngà thân răng. Các trao đổi diễn ra ở hai
phần ba phía ngoài của ngà răng có thể (1) có bản chất sinh hóa thông qua quá

trình lắng đọng muối khoáng trong các ống ngà hoặc (2) sự bồi đắp ngà quanh ống
thông qua các thành phần được tiết vào khoảng quanh nguyên bào ngà ở các phần
bào tương sống của nhú. Các thành phần này có thể phân tán ra xung quanh để
hình thành khuôn sẽ được khoáng hóa sau này.
Việc không có các nhú bào tương ở phần ngoài các ống ngà gợi ý rằng những cơ
chế dẫn truyền cảm giác của ngà không liên quan trực tiếp đến các nguyên bào
ngà. Tuy nhiên, quan niệm về giới hạn của các nhú nguyên bào ngà này không loại
trừ hầu hết các lý thuyết đã được chấp nhận rộng rãi, cho rằng sự dịch chuyển thủy
động học của dịch là cơ sở của sự nhạy cảm ngà, vì phần ống ngà không chứa nhú
bào tương vẫn lấp đầy bởi dịch mô.
Cần xét đến khả năng khác biệt về mức độ trưởng thành ngà quanh ống ở thân và
chân răng. Ở chân răng, đặc biệt là ở vùng chóp gốc, nơi lớp ngà mỏng, thường tìm
thấy ngà trong, là một dấu hiệu điển hình của tình trạng xơ hóa ngà ở người lớn
tuổi. Ở thân răng, không thấy hiện tượng xơ hóa toàn bộ như vậy xảy ra, mà
thường thấy những vùng xơ hóa khu trú ở gần các sang thương sâu răng. Sự xơ hóa
này làm giảm tính thấm của ngà răng và là một cơ chế bảo vệ quan trọng trong nha
khoa phục hồi.
Khoảng quanh nguyên bào ngà là vùng bị lấp đầy bởi dịch, nằm giữa ống ngà và
màng bào tương của đuôi nguyên bào ngà. Dịch kẽ này tiếp tục nằm trên phần bào
tương của nhú và theo dọc suốt chiều dài của ống ngà, bao quanh phần đuôi
nguyên bào ngà bị kéo dài nằm lại ở phần ngà quanh tủy. Giữ vai trò quan trọng
khi những thay đổi mô diễn ra ở ngà nguyên phát. Chính ở khoảng quanh nguyên
bào ngà này, phần khuôn hữu cơ (chiếm tỷ lệ thấp) được hình thành từ các nguyên
bào ngà và các nhú bào tương để tạo nên ngà quanh ống có độ khoáng hóa cao.
Nguyên bào ngà và nhú của nó có liên hệ mật thiết với thần kinh của tủy. Người ta
thấy rằng các đầu tận thần kinh, như khớp khe, tận cùng ở thân các nguyên bào
ngà. Có lẽ sự nhạy cảm ngà có mối liên quan chặt chẽ với các đầu tận thần kinh và
sự hiện diện của chúng ở khoảng quanh bào tương. Thuyết thủy động học giúp giải
thích sự dẫn truyền đau ở ngà. Thuyết này thừa nhận rằng những dịch chuyển nhỏ
của dịch trong ống ngà khởi đầu những xung động thần kinh ở các sợi thần kinh.
Tế bào chiếm ưu thế trong vùng trung tâm tủy răng mới mọc là tế bào trung mô
chưa biệt hóa và tế bào sợi. Số lượng bào quan nghèo nàn trong bào tương của
nhiều tế bào cho thấy hoạt động trao đổi chất của chúng ở mức thấp. Các tế bào
này có hình dạng không đều với những nhú bào tương dài nằm trong dịch kẽ của
tủy. Hiếm thấy các sợi collagen, chủ yếu chỉ thấy chúng ở gần thần kinh và mạch

máu. Trạng thái giàu tế bào và ít sợi này là đặc điểm đặc trưng của tủy răng, thay
đổi theo thời gian. Ở răng người lớn tuổi, số lượng sợi tăng lên và số lượng tế bào
giảm đi. Thay đổi này quan trọng về mặt lâm sàng bởi vì ở tủy người trẻ, các tế bào
nguồn sẵn có trong tủy biệt hóa thành các dạng tế bào khác hoặc tham gia các quá
trình sửa chữa, trong khi đó chúng lại kém hiệu quả hơn ở người có tuổi. Đi kèm
với các thay đổi tế bào là các thay đổi có liên quan đến tuổi của mạch máu và thần
kinh của tủy răng.
Một loại tế bào khác của tủy răng có tầm quan trọng về mặt lâm sàng là đại thực
bào. Có thể thấy chúng ở tủy bình thường, và có hiện tượng tăng số lượng tế bào
này ở các vết thương tủy. Đôi khi cũng có thể tìm thấy bạch cầu đa nhân trung tính.
Thường không thấy dưỡng bào ở tủy thường, trong viêm tủy, các tế bào này lại có
mặt rất nhiều.
Khi quan sát tủy răng bằng các phương pháp hóa mô miễn dịch, có thể thấy những
tế bào miễn dịch có đuôi gai làm nhiệm vụ vận chuyển các biểu hình (phenotype)
có liên quan đến đại thực bào; một số tế bào này nằm gần nguyên bào ngà, số khác
nằm gần trung tâm tủy hơn. Các tế bào này có thể kích thích tế bào lympho T tăng
sinh. Chúng tăng số lượng trong quá trình viêm và tham gia các quá trình sửa chữa
cũng như các phản ứng miễn dịch bảo vệ ở tủy

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2025 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San