Sự tác động của phục hình hàm khung mất răng Kennedy I và II lên các cấu trúc sinh học.

Download

Sự tác động của phục hình hàm khung mất răng Kennedy I và II lên các cấu trúc sinh học.
Mọi lực tác động của phục hình sẽ tác động lên hai thành phần nâng đỡ
phục hình: các răng trụ và mô xương niêm mạc của sống hàm vùng mất răng.
Khả năng chịu lực của vật sống (răng trụ, sống hàm) phụ thuộc vào cường độ
của lực nên khi muốn duy trì cấu trúc này lành mạnh phải lưu ý đến hướng,
thời gian, tần số và cường độ của lực tác động 
Sự tác động lên răng trụ.
- Xảy ra trên một tựa mặt nhai hay tựa gót hoặc trên răng trụ mang khớp
nối. Khi một lực tác động nằm ngoài trục mặt bên của răng sẽ gây ra một lực
không theo hướng trục răng dẫn đến làm răng di chuyển theo hướng xung
quanh tâm xoay (tâm xoay của răng là một điểm ảo nằm trên trục dọc của
răng khoảng giữa 1/2 và 1/3 chóp chân răng lâm sàng nơi mà trục xoay răng
sinh lý đi qua) sẽ dẫn đến sự tiêu xương phía gần bên trên điểm xoay và
phía xa bên dưới điểm này. Tuy nhiên các sợi dây chằng xương ổ răng có
khả năng chống lại tốt các lực có khuynh hướng làm di chuyển răng ở
phía chóp, nhưng chống lại kém hơn các lực có khuynh hướng làm răng di
chuyển theo hướng ngang.
-Tác động của móc: Khi tháo hoặc lắp hàm tay móc sẽ băng qua dường
vòng lớn nhất gây ra một lực lên răng trụ, sự tác động này sẽ được giảm bằng 
một tay cân bằng đối kháng có vai trò kháng lại lực xoắn gây ra trên răng bởi
tay móc dẻo. Một răng trụ sẽ chịu lực mọi chiều tốt hơn nếu các lực này đặt
càng gần trục xoay của răng trụ 
Tác động của phục hình lên mô xương, niêm mạc.
- Tác động lên mô sợi- niêm mạc.
Nếu một phục hình tốt, các mô sợi- niêm mạc khi chịu lực chức năng sẽ
biến đổi thành dạng sừng hóa.Trên những trường hợp do lực nhai phân bố không
tốt sẽ làm mất đi lớp sừng hóa, nếu phục hồi lại chức năng lớp sừng hóa sẽ được
tái lập lại. Nhưng nếu có chấn thương hoặc do yên phục hình di chuyển bất
thường khi đó lớp sừng hóa sẽ biến mất hoàn toàn trở thành vùng đệm mềm giữa
phục hình và mô xương bên dưới và nó sẽ tiếp nhận các kích thích cơ học và
chuyển xuống bên dưới như vậy sẽ xuất hiện sự tiêu xương.
- Tác động lên mô xương nâng đỡ phục hình.
Ở một vùng sống hàm mất răng các kích thích cơ học được truyền đi nhờ
các sợi liên kết và collagen của mô liên kết trên xương hoặc được mô sợi -
niêm mạc mất đàn hồi tiếp nhận. Sự toàn vẹn của mô bề mặt của răng trụ luôn
được duy trì tốt khi có sự khít sát của yên phục hình với mô sợi niêm mạc.
Yên phục hình sẽ truyền các lực chức năng lên biểu mô bằng cách tốt nhất
qua các mô liên kết dưới xương. Khi không có sự sát khít này mà chỉ có sự
vững ổn của các yên trên bề mặt tựa và tác động của lực nhai được cân bằng
thì cũng có thể đảm bảo về tác động sinh lý của mô sợi-niêm mạc. Lớp mô
sợi-niêm mạc sẽ lún xuống dưới tác động của lực nhai và sau đó trở về vị trí
nghỉ sẽ kích thích sự tạo xương .

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San