Sinh lý học thần kinh

Download

TỔNG QUAN VỀ SINH LÝ HỌC THẦN KINH 

Cảm Giác Ngoại Biên 

Khi mô bị tổn thương, có một phản ứng viêm tạo ra cơn đau.  Mức độ của đau theo sau liên quan tới nhiều điều kiện của vết  thương, như dạng, độ lan rộng và vị trí, sự phân bố dây thần kinh  trong mô, và pha viêm. Trong hệ thống nhận cảm, tổn thương  mô có thể tự nó tăng đáp ứng và/hoặc giảm những tới kích thích  không độc, gọi là chứng tăng cảm đau (hyperalgesia). Chứng  bệnh nay có thể giải thích do sự nhạy cảm của các cơ quan nhận  cảm ( chứng tăng cảm đau sơ cấp) và bởi cơ chế hệ thống thần  kinh trung ương (chứng tăng cảm đau thứ cấp). 

Khi không có tổn thương mô, sự kích hoạt của sợi A-delta  hoặc C tạo ra một cơn đau thoáng qua. Cơn đau này được coi là  một thông báo sinh lý. Khi có tổn thương mô, các sợi đến có thể  được kích hợp với cường độ thấp hơn bình thường, và chất lượng  cơn đau có thể kéo dài và dữ dội hơn. Hiện tượng này một phần  gây ra bởi sự nhạy cảm của các cơ quan cảm thụ, bao gồm sự  tăng các hoạt động tự phát. 

Ở vùng mô bị tổn thương có rất nhiều chất gây viêm có thể  tăng nhạy cảm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên các cơ quan  cảm giác. Các chất viêm này có thể được phóng thích bởi các tế  bào mô tại chỗ, chạy và tác động các tế bào miễn dịch, các tế bào  tuần hoàn và cơ trơn nội mạc, cũng như các tế bào hệ thống thần  kinh ngoại vi. 

Sự Nhạy Cảm Trung Tâm 

Sau khi tổn thương mô ngoại biên, có một chướng ngại đến từ  các sợi C tạo bởi sự viêm nhiễm các mô ngoại biên, làm giảm  ngưỡng tới và phá huỷ tự nhiên các sợi đến. Khi nơ ron nhận  lệnh thứ cấp nhận được thông tin về chướng ngại nhạy cảm,nơ  ron này có thể cũng bị kích thích. Kết quả của hiện tượng này  dẫn tới sự nhạy cảm hoá trung tâm.13 akeest quả của sự nhạy cảm  hoá trung tâm kích thích sự khuyếch đại các thông tin truyền tới  trung tâm não cao hơn. Hai tác động của sự nhạy cảm hoá là tạo  chứng tăng cảm đau thứ cấp và đau quy chiếu (referred pain).  Chứng tăng cảm đau thứ cấp là đáp ứng tăng với kích thích gây  đau tại vùng tác động từ sự thay đổi thần kinh trung ương. Điều  này ngược lại với chứng tăng cảm đau sơ cấp, khi ngưỡng đau  giảm là kết quả của sự nhạy cảm hoá của các nơ ron ngoại biên.  Chứng tăng cảm đau thứ cấp có thể cảm nhận ở vùng nông (lợi  hoặc da) hoặc ở các cấu trúc sâu (cơ hoặc răng). 

Thuật Ngữ 

Nhìn chung, quá trình nghiên cứu và các con đường mới khi nhìn  nhận đau khiến thuật ngữ thay đổi. Điều này dẫn tới một số bối  rối, đặc biệt khi các thuật ngữ cũ còn được sử dụng. Do đó, chúng  tôi giới thiệu một số định nghĩa mới của một số thuật ngữ cơ bản  và tổng quan về các thuật ngữ được nhắc đến trước đó. 

Các Dạng Đau :

-Đau

     Là một cảm giác và một trải nghiệm cảm xúc khó chịu kết hợp  với tổn thương mô hiện có hoặc tiềm tàng hoặc được miêu tả  như một số tổn thương.

-Cơn Đau Nhạy Cảm 

    Cơn đau xuất hiện khi kích hoạt các cơ quan nhạy cảm

 - Cơn Đau Thần Kinh

     Cơn đau xuất hiện là hậu quả trực tiếp của một tổn thương  hoặc một bệnh lý tác động lên hê thống cảm giác,

-  Nhạy Cảm Hóa Ngoại Biên 

     Sự tăng đáp ứng và giảm ngưỡng của các cơ quan nhận cảm  đối với kích thích

-  Nhạy Cảm Hóa Trung Tâm

    Sự tăng đáp ứng các nơ ron nhận cảm trong hệ thống thần kinh  trung ương so ở trạng thái bình thường hoặc có thông tin tới  dưới ngưỡng đến

-  Đau Lạc Vị 

     Bất cứ cơn đau nào được cảm nhận ở nơi khác với nguồn gốc của nó được  gọi là đau lạc vị. Có 3 dạng đau lạc vị: quy chiếu, trung tâm và chiếu.87  Đau quy chiếu là cơn đau được cảm nhận tại một vùng được phân bố bởi  dây thần kinh khác với dây dẫn truyền cơn đau ban đầu. Đau quy chiếu  không tạo ra bởi các kích thích tại vùng cảm nhận đau; hơn nữa, nó có thể  xuất hiện bởi sự thể hiện nguồn gốc đầu tiên của cơn đau (Hình 3-3).  Thêm vào đó, cơn đau quy chiếu không thể ngưng trừ khi gây tê được  nguồn gốc chính của nó. Cơn đau quy chiếu thường xuất hiện ở dạng  phiến (Hình 3-4). Điều này do các cơ quan nhận cảm ngoại vi đi vào các  bó sinh ba theo dạng phiến.Do đó có nhiều dạng quy chiếu chung trên  mặt. Bên cạnh đó, cơn đau quy chiếu thường hướng về phía đầu hoặc  hướng lên trên. Trên lâm sàng điều này rất hiển nhiên khi đau từ răng hàm  lớn hàm dưới lại gây cảm giác ở các răng hàm lớn hàm trên, đối diện với  với các răng cửa hoặc răng hàm nhỏ. 

  

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San