Nguồn gốc của cơn đau do răng

Download

Nguồn Gốc Của CƠn Đau Do Răng 

Trước khi tìm hiểu các cơn đau lạc vị có khả năng thể hiện giống  như đau răng, điều quan trọng cần hiểu đầy đủ về một cơn đau do  răng như thế nào. Có 2 cấu trúc là nguồn gốc của cơn đau do răng.  Các cấu trúc này là phức hợp ngà-tuỷ và mô cận chóp. Sự phân  bố thần kinh của tuỷ răng gần giống với các mô tạng sâu khác và  trong một số bệnh lý khác nhau có thể có các cơn đau đặc tính  tương đồng với các mô tạng sâu. Các cơ quan nhận cảm đầu tiên  của tuỷ đáp ứng với viêm nhiễm là các sợi C có ngưỡng cao,  truyền tải chậm. Do ngưỡng đau cao, các sợi C không đáp ứng  với các kích thích không bệnh lý hoặc bình thường. Các sợi C  điển hình dẫn truyền đau khi có kết hợp với tổn thương mô. Bên  cạnh đó, các sợi C đáp ứng bằng cách thực hiện ngưỡng gọi là “  tất cả hoặc không có gì”. Ví dụ, một kích thích vô cùng lạnh dưới  ngưỡng sợi C sẽ thất bại để tại ra bất cứ cảm giác gì. Chỉ khi nào  một kích thích đủ cường độ đạt ngưỡng sợi C, sẽ tạo ra cảm giác  đau 

Cơn đau tuỷ được truyền tải bợi sợi C là một cơn đau nhói,  buốt, dữ dội. Điều này trái ngược với cảm giác nhói ngắn nhanh  tại bợi sợi A-delta dẫn truyền cơn đau ngà. Do đó, khi thử  nghiệm tuỷ, bên cạnh ghi chú khi nào bệnh nhân nhận thức được  kích thích mà còn bản chất của kích thích nhận được. Một chữ  “s” (short-ngắn) để diễn tả đáp ứng điển hình của sợi A-delta hoặc  “p” (kéo dài- prolonge) để chỉ ra đáp ứng điển hình của sợi C  (cơn đau tuỷ). 

Viêm mô có thể gây ra nhạy cảm hoá các sợi thần kinh. Khi  cơ quan nhận cảm ngoại biên ( sợi C tuỷ răng) bị nhạy cảm hoá,  ngưỡng đáp ứng với kích thích (nhiệt hoặc áp lực) sẽ giảm  xuống. Có nghĩa là các cơ quan nhận cảm này sẽ nhạy cảm nhanh  với một kích thích cường độ nhẹ. Ngưỡng kích thích vẫn là “ tất  cả hoặc không có gì” nhưng mức độ đòi hỏi về kích thích đã  giảm xuống. Các sợi này trở nên quá nhạy cảm đến nỗi chúng  có thể bốc cháy với ngưỡng nhiệt độ thấp như thân nhiệt , bình  thường không đủ để kích thích sợi C  

 Trên thực tế, chúng có thể trở nên rất nhạy cảm đến nỗi có thể  đáp ứng mạnh với một áp lực nhẹ của nhịp đập của co thắt tim,  khiến bạn nghe được các phàn nàn từ bệnh nhân như “Tôi có thể  nghe thấy nhịp tim trong răng mình” hoặc” Răng tôi có nhịp đập”.  Các sợi C bị nhạy cảm hoá có thể kích hoạt không cần có tác  nhân, dẫn tới các cơn đau tự phát. 

Điển hình của các mô tạng sâu, các cơ quan nhạy cảm tuỷ  chứng minh mức độ hội tụ ở hệ thống thần kinh trung ương.Trong  một nghiên cứu trên não mèo, 74% các nơ ron được thử nghiệm  ở nhân sau cho thấy có sự hội tụ từ răng nhiều ống tuỷ. Tỉ lệ hội  tụ cao từ mô tuỷ và thiếu thông tin bản thể là chìa khoá tại sao  các cơn đau tuỷ thuần tuý có thể khiến bệnh nhân khó xác định vị  trí. Bên cạnh việc giảm định vị cơn đau, sự hội tụ còn tăng cơn  đau quy chiếu ở mô không viêm nhiễm. Có thể thấy khía cạnh  này trong ví dụ cơn đau tuỷ hàm dưới có thể cảm nhận được ở  răng trên. Dó cơn đau tuỷ khó có thể nhận diện bởi bệnh nhân, do  đó trách nhiệm thuộc về bác sĩ. Thông quá sử dụng các test nhằm  tạo ra các kích thích đau hoặc các tác nhân loại bỏ đau, có thể xác  định được như kích thích lạnh hoặc nóng có thể gây đau cho bệnh  nhân và giảm bớt nếu dùng tê tại chỗ.

  Khác với cơn đau tuỷ, cơn đau cận chóp dễ nhận biết hơn.  Các thụ thể cơ học khá nhiều ở trong dây chằng nha chu và có  mật độ cao ở 1/3 chân chóp răng. Một khi các bệnh lý tuỷ gây  viêm nhiễm lan rộng xuống dây chằng, các bệnh nhân có thể xác  định được nguồn gốc cơn đau rõ nét. Nhu cấu trúc xương cơ, các  sợi dây chằng đáp ứng với các kích thích không độc theo dạng  mức. Có nghĩa là, mức độ khó chịu bệnh nhân cảm thấy với cơn  đau cận chóp phụ thuốc vào mức độ nhạy cảm hoá ngoại vi và  lượng kích thích lên cấu trúc. Một dây chằng nhạy cảm hoá có  thể gây khó chịu cho bệnh nhên nếu nó tác động nhẹ nhưng sẽ  gây khó chịu tăng dần nếu nó tác động mạnh hơn. Đó gọi là đáp  ứng theo mức hay theo cấp. Do đó, thử nghiệm cận chóp bằng  cách gõ hay sờ nắn tuỳ mức độ nhẹ hay mạnh sẽ cho ra các cơn  đau nhẹ tới mạnh. Với cơn đau tuỷ, cơn đau nguồn gốc cận chóp  nên được nhận biết nguồn gốc. Các cơn đau cận chóp cũng trở  nên nhức nhối, có mạch đập và nhói buốt và cần xử lý với gây tê  tại chỗ, nếu cơn đau nghi ngờ cận chóp không đáp ứng với gây tê  cận chóp, có thể cơn đau không có nguồn gốc do răng. 

Răng là vật duy nhất trong cơ thể người có thành phần giống tạng,  đó là tuỷ, và thành phần xương cơ, đó là dây chằng nha chu. Do  đó, các cơn đau nguồn gốc do răng thường có nhiều dạng. Cơn  đau răng có thể lan toả hoặc tại chỗ, nhẹ hoặc nặng, tự phát hoặc  do kích thích. Bản chất cơn đau có thể thay đổi từ nhói, nhức, tới  kéo dài có mạch đập. Do sự biến hoá đa dạng này mà cơn đau  răng có thể giống với các dạng đau của đầu và cổ. Bên cạnh đó,  do mô tuỷ và dây chằng nha chu có thể được phân loại là các mô  sâu, các thông tin nhận cảm tới từ cơn đau răng có khả năng tại  ra các tác động kích thích trung tâm như chứng tăng cơn đau thứ  cấp, cơn đau quy chiếu, đồng co thắt thứ cấp các cơ, các điểm đau  cơ mặt và các thay đổi tự thân. Các tác động này đóng vai trò  quan trọng trong việc phức tạp hoá chẩn đoán cơn đau do răng và  phân biệt cơn đau do răng với các vùng khác trên cơ thể   

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San