Lồi xương Torus

Download
LỒI XƯƠNG TORUS
Lồi xương ( Torus) chính là u xương hàm lành tính , có thể có ở hai hàm, ở hàm trên thì gọi là Torus palatinus, và hàm dưới gọi là Torus mandibularis. Thường thì Torus phát triển từ nhỏ nhưng chỉ khi lớn hơn bệnh nhân mới phát hiện ra, gây cảm giác lo sợ, và kích thước ngưng lại sau khi đã phát triển
 
Torus khẩu cái và torus hàm dưới đã là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm lưu ý từ thế kỷ 19. Tuy lồi xương này không được xem như là một biến đổi bệnh lý nhưng vẫn đặt ra vấn đề khi nó phát triển quá lớn làm ánh hưỏng đến các chức năng nhai, nuốt nói và làm cản trở điều trị phục hình. Đen nay nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện trên các nhóm chủng tộc khác nhau và kết quả thu được trên mỗi nhóm chủng tộc này cũng rất khác nhau. Tần suất xuất hiện torus cao nhất là trên người Eskimaux và thấp nhất là trên người da trắng với tỉ lệ thay đổi từ 9,2- 66% cho torus khẩu cái và 0,5- 6,3% đối với torus hàm dưới. Người Việt nam có tỉ lệ torus khá cao. Torus khâu cái và torus hàm dưới cũng được nhiều nhà phẫu thuật quan tâm đến vì đây cũng là một biến dạng xương tương đối thường gặp ở người Việt nam, và cần được phẫu thuật cắt bỏ trong trường họp phát triến quá lớn làm ảnh hưởng đến việc phục hình tháo lắp cho bệnh nhân.
 
Là biên dạng thường gặp của xương khâu cái, thường xuât hiện và phát triên sau tuổi 30(có thể sóm hơn) sau nhiều năm thì ngưng phát triển.
 
Ở Việt Nam 75% dân số có Torus hàm trên trong miệng.Tỷ lệ có torus khẩu cái ở nữ là (73%) cao hơn so với nam (61,1%).
 
Vị trí của torus hàm trên thường thấy ở 1/3 giữa khấu cái. Torus dạng hòn và nhiều múi chiếm đa số, dạng hòn hiếm thấy nhất
 
Ở VN tỉ lệ dân số mắc torus hàm dưới có tỷ lệ thấp chiếm 3,6% dân số. Tỉ lệ này ở nam (4,8%) nhiều hon nữ (3%). Hơn nữa nam vừa có torus khẩu cái vừa có torus hàm dưới với tỷ lệ cao gấp đôi nữ.
 
Đối với torus hàm dưới, vị trí thường gặp nhất là vị trí ở mặt lưỡi đối diện với vùng răng cối nhỏ. Torus hàm dưới thường gặp nhất là ở hai bcn, đối xứng nhau. Và trường họp torus 1 bên cũng không phải hiếm.
 
VỀ NGUYÊN NHÂN, CÁC NHA NGHIÊN cứu NHẬN THẤY:
 
-Di truyền(chiếm 70%): Chủng người, giới tính, gia đình.
 
-Môi trường(chiếm 30%): +Chế độ ăn: Người Việt Nam, cùng với các nhóm dân khác như Nhật bản, Thái lan đều thường xuyên dùng đồ biến trong các bừa ăn hàng ngày, mà các thực phấm này rất giàu Vitamine D (chủ yếu trong gan cá) và acid bóo 3-polinsaturcs (thường có trong mỡ cá). Nhiều nghiên cửu đã chứng minh rằng sự hiện diện của Vitamine D làm tăng sự hiện diện của một loại proteine cảm ứng tạo xương. Còn acid béo y3- polinsatures là chất quan trọng có tác dụng kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển của protein TGF (Tumor Growth Factor), hành phần của protein này chứa đựng BMP (Bone Morphogenetic Protein), đây cũng là loại protein làm kích thích sự tạo xương. Vì vậy, tần suất xuất hiện torus khá cao
 
+Quá tải lực: Sở dĩ torus hàm dưới xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ là do nam có cơ hàm khỏe hon ở nữ. Lực nhai có xu hưóng đẩy các chóp răng cối nhỏ hàm dưới hưóng vào phía lưỡi, điều này làm kích thích sự tăng sinh lóp xương ở phía trong của xương hàm dưới. Một số tác giả khác cho rằng torus hàm dưới xuất hiện là một dấu hiệu của tình trạng quá tải lực nhai trong quá khứ hoặc trong hiện tại, nhất là có liên quan với nghiến răng.
 
ĐIỀU TRỊ: Không cần điều trị trừ khi quá to gây khó chịu hoặc khó lắp hàm giả

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San