Khi răng mọc trong khoang miệng, chân răng bên dưới sẽ tiếp tục hình thành cho đến khi chóp chân răng đóng khít hoàn toàn. Nhưng nếu vì một nguyên nhân nào đó, chân răng không thể đóng kín, hậu quả của nó ra sao và điều trị bằng cách nào, hãy cùng DENTO tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Lỗ chóp mở
Vào thời điểm răng mới mọc, chân răng mới hình thành khoảng 62-80%. Nếu như do chấn thương hoặc sâu răng vào tủy, khiến tủy răng bị chết, sự hình thành ngà bị dừng lại và chân răng sẽ không phát triển nữa.
Kết quả là răng sẽ không đóng chóp hay còn gọi là răng có lỗ chóp mở.
Các vấn đề với răng không đóng chóp:
- Thành chân răng mỏng, dễ gãy
- Lỗ chóp rộng, ống tủy lại nhỏ hơn gây khó khăn khi làm sạch trong điều trị tủy răng.
- Không có điểm chặn ở chóp, gây khó khăn khi trám bít ống tủy.
- Can thiệp
Có thể phẫu thuật chóp kết hợp với kĩ thuật hàn ngược. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có nhiều hậu quả:
- Bản thân chân răng đã ngắn, phẫu thuật cắt chóp (làm giảm chiều dài chân) sẽ làm tỉ lệ chân răng/thân răng và chân răng càng giảm, nguy cơ răng không ổn định.
- Thành chóp mỏng có thể bị vỡ khi sử dụng mũi khoan hoặc gây khó khăn khi hàn ngược ống tủy
- Mô quanh chóp không thích nghi được với vật liệu hàn ngược
- Phẫu thuật loại bỏ lớp bao ngoài chân răng, ngăn cản sự phát triển tiếp tục của chân răng
- Ảnh hưởng cả tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân.
Do đó cách tốt nhất là điều trị các răng chưa đóng chóp bằng phương pháp không phẫu thuật.
Tuy nhiên tỉ lệ thành công của phương pháp này còn phụ thuộc vào sức sống của mô tủy, nếu như răng chưa đóng chóp có mô tủy sống, chóp có thể được đóng nhờ quá trình sinh lý, gọi là hiên tượng sinh chóp.
Nếu như tủy bị viêm không hồi phục, khi đó việc đóng chóp được thực hiện nhờ quá trình can chóp.
III. Phân biệt
Các kĩ thuật xử lý lỗ chóp mở:
- Côn cuộn tự làm
- Kỹ thuật hàn ngắn của MoodNick
- Trám bít bằng gutta-percha và phẫu thuật cắt chóp
- Kích thích vùng chóp chảy máu bằng dụng cụ
- Kĩ thuật nút chặn chóp
- Kĩ thuật can chóp 1 lần duy nhất