lấy dấu lần 2

Download

1. Mục đích và yêu cầu của lấy dấu lần 2

1.1 Mục đích

  Dấu lần 2 là dấu quyết định mẫu hàm sau cùng, trên đó thực hiện phục hình toàn hàm. Dấu lần 2 được lấy bằng khay lấy dấu cá nhân giúp định hình trước nền hàm của phục hình tương lai.

1.2 Yêu cầu

Dấu lần 2 phải đạt các yêu cầu: cơ học, sinh học, thẩm mỹ, chức năng, phát âm.

1.2.1: Cơ học

-Phục hình phải đạt được sự thăng bằng ở mọi trạng thái:

+ Nghỉ

+ Cử động diễn tả nét mặt ( cười, giận dữ, thất vọng…)

+ Cử động chức năng nhai nuốt

+ Cử động phát âm

Yếu tố ảnh  đến sự thăng bằng cơ học là yếu tố vật lý và giải phẫu sinh lý.
* Yếu tố vật lý
   - Sự bám dính là kết quả của sức căng bề mặt của các phân tử trong hai chất khác nhau thường là lỏng và lỏng hoặc là lỏng và đặc. Tỉ lệ với độ lớn của diện tích tiếp xúc, độ chính xác và thời gian tiếp xúc.
   - Sự kết dính là lực hút giữa các phân tử trong cùng một vật thể.

 =>Sự kết dính và sự bám dính xảy ra đồng thời và không thể tách rời nhau khi có hai vật cứng ở sát bên nhau và ở giữa là một lớp chất lỏng.

( Trong phtlth thì hai bề mặt cứng là môt xương và nền hàm giả, chất lỏng là nước bọt)

Bờ vành khít có mục đích là giứ kín nước bọt lại giữa nền hàm và mô xương.
Công thức Staniz: 
 
  C: sức căng bề mặt của chất lỏng
  A: diện tích tiếp xức của 2 mặt rắn
  a: khoảng cách giữa 2 mặt rắn

-A: diện tích nền hàm càng lớn thì hàm giả càng dính nên hàm giả trên dễ dính hơn hàm giả dưới.

-a: bề dày lớp nước bọt càng nhỏ thì hàm càng dính

       bệnh nhân cần súc sạch miệng trước khi lấy dấu, lau kho niêm mạc.

-C: Sức căng bề mặt của nước bọt tỉ lệ thuận với độ nhớt của nước bọt.

  Áp lực không khí:

Tuyệt đối không được có khoảng sống giữa bờ phục hình và bề mặt tựa

* Giải phẫu sinh lý:

-Bề mặt tựa (diện tích nền hàm)

 + Bề mặt tựa của phục hình càng nhiều thì phục hình càng vững và cành dính

 + Sống hàm cao giúp phục hình tránh được sự di chuyển theo chiều ngang. Thể tích sống hàm càng nhiều , phục hình càng vững và càng dính

 + Sống hàm lẹm, lồi càng to có độ lẹm hữu ích thì phục hình càng vững và càng dính.

 + Tính chất của mô che phủ bề mặt tựa (độ dính vào xương , độ chịu nén, độ đàn hồi) ảnh hwongr đến sự thăng bằng và sự lún của phục hình khi nhai.

-  Vùng co thắt của niêm mạc

+ Độ sâu, độ chịu nén của niêm mạc vùng này quyết định hình thể của vành khít. Vùng này có chứa nhiều mô tuyến, sự dịch chuyển PH có thể xảy ra.

+ Chỗ bám cơ, dây chằng: PH quá lấn chỗ bám cơ và dây chằng sẽ loét niêm mạc và phục hình mất thăng bằng.

-  Cơ quan quanh phục hình

+ Vị trí điểm bám, trương lực, chiều hướng của các cơ diễn tả điệu bộ quyết định chiều cao, chiều dày của bờ hàm giả.

+ PH đạt độ dính tối đa khi tất cả sự chuyển dịch sinh lý của cơ không ảnh hưỏng đến PH và đồng thời PH nằm đúng vị trí thăng bằng giữa lưỡi và môi má.

+ Các ngoại cảm và thụ cảm bản thể trong phức hợp thần kinh-cơ và thần kinh-niêm mạc cũng góp phần vào sự bám dính của PH do hình thành những phản xạ giữ PH chỉ cần gây tê bôi cũng đủ làm PH không còn dính

1.2.2: Sinh học

-Mọi sự thay đổi tuần hoàn máu đều tạo ra sự tiêu xương , vì vậy dấu lần 2 phải không tạo những lực nén bất thường tác động lên niêm mạc gây cản trở đường đi của mạch máu

- Định luật tiêu xương và tạo xương của Jores

1.2.3: Thẩm mỹ, chức năng và phát âm

- Dấu lần 2 phải tái tạo lại thẩm mỹ bằng cách bù trừ hiện tượng tiêu xương và tạo ra sự nâng đỡ hiệu quả cho các cơ quan quanh PH

2- Phân loại lấy dấu lần II

-Dấu phân tích dưới áp lực ngón tay: sử dụng phổ biến và dễ thực hiện nhất

- Dấu phân tích dưới áp lực cắn

- Dấu phân tích lần III

- Dấu phân tích chuẩn bị điều kiện săn sàng cho PH

3.Dấu phân tích dưới áp lực ngón tay

3.1: Chỉ định

  - Mọi lực nén phải được loại bỏ ở những vùng không chịu được nén ( lồi rắn )

  - Bệnh nhân không hợp tác tốt

  - Chuẩn bị thần kinh-cơ, thần kinh-khớp không đem lại kết quả tốt

  - Điều kiện kinh tế bị hạn chế

  - Bệnh nhân không thể chịu đựng thời gian điều trị trên ghế quá lâu

  - Thời gian làm việc của bác sĩ bị hạn chế

3.2.1 Sửa chữa khay nhân trên mẫu hàm

  • Dùng đĩa cắt mở rộng điểm bám cơ - dây chằng theo hướng hoạt động của điểm bám.
  • Mài bớt bề dày bờ khay ở những điểm bám cơ – dây chằng.
  • Điều chỉnh mặt ngoài của khay.
  • Vành cắn hàm dưới nên:

    • Khoét lõm mặt ngoài phía môi ( ứng với cơ vòng môi).
    • Khoét lõm mặt ngoài vùng R cối nhỏ ( ứng với điểm Modiolus).
    • Điều chỉnh chiều cao cho phù hợp vị trí thăng bằng sinh lý của lưỡi.
    • 3.2.2 Thử khay nhân trong miệng
    • *Điều chỉnh thẩm mỹ:

      • Bờ khay và vành cắn quá dày cản trở môi gây mất hài hòa cho môi phải được mài bớt.
      • Bờ khay quá mỏng không đủ nâng đỡ môi phải được đắp thêm.
      • Chiều cao vành cắn không được quá dài hoặc quá ngắn so với môi trên và dưới
      • vĐiều chỉnh bờ khay:

        1.Khay hàm trên:

        *Vùng phía trước:

        • Kéo nhẹ nhàng môi trên theo chiều ngang để quan sát và điều chỉnh:

               + Thắng môi không bị cản trở.

                + Bờ khay nằm cách đường gấp nm 1mm

        • Khay di động khi bn mím môi- cười thì phải mài ngắn bớt bờ khay.
  • *Vùng phía bên giữa

    • Dùng gương banh nhẹ để quan sát và điều chỉnh:

          + Thắng bên

           + Bờ khay ( giống trên)

    • Khay di động khi bn cười- mút ngón tay phải mài bớt.
    • Ktra bằng ngón tay: đặt ngón trỏ và giữa trên vành cắn, kéo nhẹ má nếu thấy di chuyển phải mài bớt bờ khay.
    • *Vùng phía bên sau: vùng cạnh lồi cùng

      • Bờ khay di động khi bảo bn há miệng càng lúc càng lớn thì phải mài ngắn bờ khay.
      • Bảo bn cử động há tối đa và đưa sang bên ktra xem bờ khay vùng senring có quá dày, cản trở mấu mỏ quạ hàm dưới phải mài mỏng bờ khay.
      • *Vùng màn hầu:

        • Bn há miệng lớn, DC chân bướm hàm không làm di chuyển bờ khay.
        • Bờ khay phải đến đường rung chữ A
        • 2.Khay hàm dưới:

          *Vùng phía trước:

          • Kéo nhẹ nhàng theo chiều ngang quan sát và điều chỉnh:

                   + Thắng môi.

                    + Bờ khay.

          • Mài bớt bờ khay nếu khay bị di chuyển khi Bn cử động mút, thở ra, phát âm “ U”.
          • *Vùng răng cối nhỏ thứ nhất:

            • Mài lõm mặt ngoài vành cắn khi có cản trở điểm Modiolus
            • Cho bn há ngậm miệng, nếu khay di động phải mài bớt vùng thắng bên và bờ khay.
            • *Vùng răng cối lớn:

              • Bảo bn há miệng lớn xem khay di động không. Nếu khay bật từ sau ra trước thì mài phần dư vùng DC chân bướm hàm. Vùng này có cơ cắn.
              • Vùng sau r cối phía ngoài, nếu khay di động khi Bn há tối đa phải mài bớt bờ khay.
              • *Vùng đường chéo trong vùng dưới lưỡi:

                • Nếu khay di động khi BN đưa lưỡi nâng lên,qua phải, qua trái phải mài ngắn bớt bờ khay.

                *Vùng thắng lưỡi:

                • Bảo bn đưa lưỡi ra trước hướng về phía môi trên nếu khay bị nâng nên phải mài ngắn bớt bờ khay.
                • =>>Thử lại sự vững ổn dính của khay lần cuối
                • 3.2.3 Làm vành khít
                • 1.Nguyên tắc:

                  • Hợp chất nhiệt dẻo có độ dày không quá 2mm để nhào nắn dễ dàng và giữ nguyên hình dáng.
                  • Hợp chất nhiệt dẻo phải phủ lên khay từng đoạn ngắn, mềm dẻo, để phù hợp 1 cách chính xác với hình dáng và kích thước đáy hành lang.
                  • Hợp chất nhiệt dẻo phải hơ đủ nóng.
                  • Hợp chất nhiệt dẻo càng quánh thì lực phát sinh đè nén vào đáy hành lang càng nhiều làm lúc mang hàm BN càng đau.
                  • Miệng bn phải sạch khi làm vành khít, bờ khay phải khô trước khi đặt hợp chất nhiệt dẻo.
                  • 2.Kỹ thuật:
                  • -Làm vành khít hàm trên: chia làm 4 vùng

                • 2.1.Làm vành khít hàm trên:

                  +Vùng 1: vùng bên giữa

                  • Hơ nóng hợp chất nhiệt dẻo đặt lên bờ khay chiều dày 1-2 mm
                  • Dùng đèn Hanau làm cho mềm ra
                  • Nhúng khay vào nồi nước Hanau 120 độ F để làm nguội bớt chất nhiệt dẻo không làm phỏng Bn và không cứng quá.
                  • Đưa khay vào miệng đúng vị trí. Ngón trỏ giữ chắc khay sát bề mặt tựa.
                  • Bảo Bn há miệng càng lúc càng lớn, cười, mút ngón tay.
                  • Có thể dùng pp xoa nắn má: kéo má ra trước, xuống dưới, vào trong.
                  • Lấy khay ra quan sát bờ vành khít tốt khi trơn láng đều đặn và thấy rõ thắng bên.
                  • Cạo sạch phần chất nhiệt dẻo lọt vào mặt trong khay.
                  • Làm lại tương tự vùng 1 bên đối xứng.
                  •  
                  • *Vùng 2: vùng bên sau, cạnh lồi cùng.

                    • Tương tự các GĐ như trên.
                    • Bảo Bn há lớn miệng sau đó đưa hàm dưới sang phải- trái.
                    • Vùng này không thể kiểm tra bằng mắt mà bằng ngón tay ấn trên vành cắn bên đối xứng xem bật hay không. Nếu có, là còn thiếu.
                    • Làm tương tụ vùng 2 bên đối xứng.
                    •  
                    • *Vùng 3: vùng phía trước

                      • Hợp chất nhiệt dẻo được đặt đều lên bờ khay thành 1 lớp có bề dày 1mm, ở vùng thắng môi đến 4mm ở vùng ụ nanh.
                      • Bảo BN mím môi, mút, hôn, cười lớn.
                      Có thể kéo môi trên xuống dưới nhiều lần
                    •  
                    • *Vùng 4:vùng khẩu cái sau

                      • Hợp chất nhiệt dẻo được đặt ở mặt trong khay thành một lớp dạng cánh bướm có bề dày tối đa ở giữa và mỏng ở vùng hố khẩu cái và rãnh chân bướm hàm.
                      • Đặt khay vào miệng nén chặt sát vào bề mặt nền nhựa.
                      • Bảo Bn há miệng lớn để ghi dấu rãnh chân bướm hàm, sau đó phát âm “A”.
                      •  
                      • *Kiểm tra khay:

                        • Dùng ngón tay ấn vành cắn vùng r cối bên P, sau đó bên T để ktra vùng cạnh lồi cùng bên đối xứng.
                        • Bảo bn há lớn miệng để ktra vùng sau lồi cùng và vùng DC chân bướm hàm.
                        • Bảo bn phát âm “ A” để kiểm tra bờ sau khay vùng màn hầu.
                        • Bảo bn phát âm “V” để kiểm tra vùng phía trước.
                        • Ấn vành cắn ( cán khay) từ sau ra trước nếu khay bật thì vùng 4 thiếu hay dư.
                        • Ấn vành cắn ( cán khay) từ trước ra sau nếu khay bật thì vùng 3 thiếu.
                        • Sau khi khay vững và dính đặt 3 điểm chặn ở mặt trong khay thể tích bằng hạt đậu ( r cửa giữa, 2 r cối lớn thứ nhất). Lắp khay vào miệng, nén nhẹ để 3 điểm chặn dẹp xuống có chiều dày 1mm. Mục đích 3 điểm chặn là tạo khoảng trống cho chất lấy dấu có 1 bề dày đồng đều và trải khắp mặt khay

                        • 2.2.Làm vành khít hàm dưới

                        • Chia làm 4 vùng:

                          üVùng 1: vùng dưới lưỡi

                          • Tương tự vành khít phía sau hàm trên.
                          • Vùng này( trừ thắng lưỡi) có nhiều mô tuyến, mô tế bào và mô mỡ do đó có thể chịu lực nén.
                          • Khả năng chịu nén góp phần bảo đảm cho sự tiếp xúc võng mạc phủ sàn miệng và bờ phục hình.
                          • Đặt hợp chất nhiệt dẻo lên bờ khay từ r cối nhỏ phải sang r cối nhỏ trái.
                          • Lắp khay vào trong miệng và ấn sát xuống.
                          •  
                          • *Vùng 1: vùng dưới lưỡi

                            • Bảo Bn nuốt nhiều lần.
                            • Vành khít ngay chỗ thắng lưỡi phải có dạng còn lõm bờ tròn đều.
                            • Khi lưỡi hạ xuống, vùng dưới lưỡi hạ xuống, phục hình nếu có bờ khoogn đủ dài ở phía sau sẽ có khoảng hở, phục hình không dính, vì vậy bờ hàm vùng dưới lưỡi phải kéo dài về phía sau để đủ độ dài.
                            • Kiểm tra khay: sau khi làm vành khít, kéo khay lên nghe thấy tiếng hít.
                            •  
                            • *Vùng  2: vùng hành lang phía sau

                              • Vùng này kéo dài từ r cối nhỏ thứ nhất đến bờ trước cơ cắn.
                              • Vùng này nằm trên bó sợi ngang của cơ mút, ít bị di chuyển bởi cử động nhai và phát âm, góp phần giữ dính phục hình, trừ những chỗ bám thắng.
                              • Đặt chất hợp dẻo lên bờ khay
                              • Lắp khay vào miệng , giữ 2 ngón trỏ để khay sát bề mặt.
                              • Bảo bn há hớn, mút ngón tay.
                              •  
                              • *Vùng  3: vùng hàm móng và sau răng cối.

                                • Vành khít vùng này phải giới hạn ở khoảng 2-3mm dưới đường chéo trong và không gây nén ép lên đường chéo trong.
                                • Vành khít theo hướng các sợi cơ hàm móng.
                                  • Vùng này có hõm hậu hàm nằm giữa XHD , lưỡi, khung khẩu cái lưỡi. Thể tích hõm do cơ quyết định. Trong TH khay cá nhân quá ngắn để có thể lấy dấu được phải:

                                        +khay cá nhân vững khi đưa lưỡi ra trước

                                         + đệm thêm bờ khay bên phải và trái.

                                  • Làm vành khít bảo Bn nuốt nhiều lần, đưa lưỡi sang bên đối diện. Nếu bờ vành khít vẫn còn mỏng, thêm một lớp hợp chất nhiệt dẻo, bảo bệnh nhân đưa lưỡi qua lại 2 khóe miệng.
                                  •  
                                  • *Vùng  4: vùng hành lang phía trước

                                    • Trường hợp tiêu xương nhiều, vành khít vùng này là kết quả của sự tiêu xương, cho phép các cơ môi dưới co lại mà không làm di chuyển phục hình.
                                    • Bảo bn hôn, cười.
                                      • Kiểm tra khay
                                      • ấn khay từ sau ra trước nếu khay bật do thiếu vùng 1+3.
                                      • ấn khay từ trước ra sau nếu khay bật vùng 4 thiếu.
                                      • Bảo Bn làm các cử động trong lúc 2 ngón tay giữ khay đúng vị trí:

                                             + há lớn                                          + nuốt nước bọt nhiều lần

                                             + le lưỡi tối đa                               + le nhẹ đầu lưỡi

                                             + đưa lưỡi qua phải, qua trái      + ngậm miệng tư thế nghỉ

                                      Nếu khay có di động sẽ nhận biết qua 2 ngón tay

                                      • Khi khay vững và dính đặt 3 điểm chặn tương tự hàm trên.
                                      •  

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San