Khớp nối với hàm khung

Download

1. Đặc điểm của khớp nối

Hình 1. Hàm khung được thiết kế với khớp nối

Định nghĩa khớp nối: Khớp nối là một thiết bị cơ khí gồm hai phần: phần
dương được gắn vào răng trụ, phần âm được gắn vào nền của hàm giả có tác
dụng lưu giữ trực tiếp, duy trì và ổn định hàm giả

Đối với các phục hình tháo lắp từng phần khớp nối là thiết bị cơ khí có
chức năng như một vật lưu giữ trực tiếp. Khi thực hiện nhiệm vụ là vật lưu
giữ trực tiếp nó có tác dụng kháng lại chuyển động của hàm giả về phía mô,
duy trì vị trí của hàm giả khi hàm giả thực hiện chức năng, cản trở chuyển
động xoay chiều của hàm giả đi từ mô, sự kháng lại các lực gây bất lợi cho
hàm giả nhờ các thành phần giữ lại, ổn định, cản trở chuyển động ngang của
hàm giả và chống lại chuyển động xoay của răng trụ đi từ bộ phận giả và
chuyển động làm hàm giả bật ra khỏi vị trí. Ngoài ra khớp nối, chính xác là
vật lưu giữ trực tiếp lại trở lên thụ động khi phục hình lắp ở trong miệng và
thực hiện chức năng.Một khớp nối có sự liên kết phù hợp rất chặt chẽ giữa
các phần của nó với nhau. Khớp nối được kết hợp phần âm vào hàm giả tháo
lắp và phần dương kết nối được kết hợp vào một chụp đúc hoặc kết nối với
một phần răng trụ đã được sửa chữa .

* ưu điểm của khớp nối
- Khớp nối được dấu trong nền hàm nên tính thẩm mỹ cao.
 - Tái phân phối các lực: khớp nối có tác dụng truyền lực xuống mô
xương và niêm mạc giảm lực mô men xoắn trên răng trụ.
- Làm cho hàm giả tháo lắp lưu giữ tốt hơn so với hàm thông thường.
- Duy trì sự vững ổn cho hàm giả và vùng quanh răng khỏe mạnh.
- Tạo sự thoải mái dễ chịu cho người bệnh.
- Răng trụ mang khớp nối được lưu giữ trong cách mà không bị ảnh
hưởng đến cấu trúc và tủy răng.
- Có thể dễ dàng tháo, lắp và phù hợp cho những bệnh nhân có hạn chế về
sự khéo léo.
- Khớp nối có thể đàn hồi cho phép phân tán lực có hại lên răng trụ mà
chuyển lực tác động này qua phần mềm và xương.
- Giảm thiểu chấn thương mô mềm vì khớp nối có thể kiểm soát lực tải
và lực luân phiên tác động

- Có thể sử dụng cả răng thật, chân răng và trụ Implant để làm trụ đỡ.
- Có thể áp dụng khớp nối cho bất cứ tình trạng sống hàm nào.
- Khớp nối đính kèm với răng giả có thể đƣợc điều chỉnh để bù đắp
cho những thay đổi ở môi trƣờng miệng.* Nhƣợc điểm
- Cần phải có đủ khoảng phục hình cần thiết ít nhất khoảng từ trên 5mm.
- Răng trụ đòi hỏi phải có vùng nha chu khỏe mạnh và có chiều cao
thân răng từ trên 3mm để có thể mang được khớp nối.
- Giá thành cao, đòi hỏi kỹ thuật đúc chính xác.
- Răng trụ phải có đường kính đủ lớn để thiết kế khớp nối trong thân răng ở .
2. Phân loại khớp nối
Khớp nối có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau
* Phân loại theo mối quan hệ với các răng trụ có 2 loại.
- Khớp nối trong thân (Intracoronal attachment) là loại khớp nối được
tích hợp bên trong thân của răng trụ
- Khớp nối ngoài thân răng (Extracoronal attachment) là loại khớp nối
khi lien kết với răng trụ nằm ở phía ngoài thân răng.
Phân loại theo độ cứng có hai loại
Khớp nối cứng (Rigid attachment) là loại khớp nối mà theo lý thuyết
không cho phép có sự chuyển động của hàm giả khi thực hiện chức năng.
Khớp nối đàn hồi (Resilent attachment) cho phép chuyển động của hàm
giả về phía mô theo chức năng, điều này sẽ làm giảm cường độ các lực tác
động lên các răng trụ. Khớp nối đàn hồi được thiết kế giống như bản lề nó có
thể chuyển động dọc theo một mặt phẳng hoặc một chuyển động quay di
chuyển dọc theo nhiều mặt phẳng
*Phân loại theo kiểu khớp nối: có 2 nhóm chính
- Theo vị trí: Khớp nối trong thân răng- Intracoronal attachment 

                     Khớp nối ngoài thân răng- Extracoronal attachment.
- Theo hình dạng: Khớp nối dạng ổ cắm- Stub attachment.
                                Khớp nối dạng thanh- Bar attachment.
- Khớp nối trong thân răng
Có một phần âm được gắn trực tiếp vĩnh viễn vào bên trong thân
răng trụ còn phần dương được gắn vào hàm giả. Các khớp nối trong thân
răng được chỉ định trong các trường hợp mất răng có yên mở rộng phía xa
nhưng vì sự kỹ thuật phức tạp, hay bị dắt thức ăn vào khe của khớp nối nên
ít sử dụng

Hình 2. Khớp nối trong thân răng Intracoronal

- Khớp nối ngoài thân răng -Extracoronal attachment
Khác với khớp nối trong thân răng là cần có khoảng nằm trong của
chụp răng và không bị phụ thuộc bởi vấn đề cần phải chữa tủy hay không của
răng trụ khi làm khớp nối. Khớp nối ngoài thân răng thường được thiết kế để
duy trì những hàm giả có yên mở rộng về phía xa [5].
- Khớp nối dạng ổ cắm- Attachment Stub 

Loại kết nối có hình dạng tròn hoặc ổ cắm thường được sử dụng trên
chân răng hoặc Implant dùng cho hàm giả tháo lắp dạng phủ (Overdenture)-
hoặc hàm giả toàn bộ.

Hình 3. Khớp nối StubAttachment

* Khớp nối dạng thanh - Attachment Bar
Loại khớp nối dạng thanh được dùng trong các trường hợp cần kết nối
một nhóm răng có tác dụng trọng việc ổn định hàm giả

Hình 4. Khớp nối dạng Bar attachment

3. Các loại khớp nối ngoài thân răng Preci

3.1. PreciClix

Hình 5. Khớp nối Preci Clix

Phần dương được thiết đặc biệt có hình dáng tương tự như một tay móc,
nó bao gồm bờ vai được đúc liền một khối với chụp răng trụ tạo độ dốc dần
về phía lợi, kết thúc là một hình cầu nhỏ làm tăng sự lưu giữ của hàm và cho
phép nền hàm giả chuyển đông xung quanh mào sống hàm với biên độ hẹp.
Với 3 độ nghiêng 30 độ, 45 độ, 60 độ của khớp nối có thể lựa chọn cho phù hợp với
hình dạng của nhú lợi của răng trụ. Loại khớp nối này không hoàn toàn sát
khít với lợi mà tạo ra một khoảng cách cho phần tiếp xúc của lợi. Khi có lực
tác động lên răng trụ theo chiều đứng thì lực sẽ được phân tán qua nền hàm
giả thông qua góc nghiêng này. Kích cỡ hình cầu có đường kính 2.25mm,
chiều cao 1,7mm đến 2,2mm. Chiều cao của toàn bộ khớp nối có hai kích
thước là 5.1mm và 5.3mm. Phần âm là phần nhựa đàn hồi. Chỉ định cho mất
răng Kennedy I và II.

3.2. Khớp nối Preci Vertix

Hình 6. Khớp nối Preci Vertix

Sử dụng khớp nối và trục dọc di động. Hệ thống khớp nối Vertix thì có
giá thành rẻ và là hệ thống phổ biến. Khớp nối có trụ hình ống phía sau được
nối với một trục dọc. Trụ hình ống phía sau tạo sự lưu giữ cho khớp nối bằng
sự sát khít hoàn toàn với bộ phận phân phối trượt (phần âm). Phần nhựa ở
phần âm hấp thụ lực đối kháng để bảo vệ trụ răng và tạo sự thoải mái, sự dễ
dàng tháo lắp cho bệnh nhân. Ngoài ra ưu điểm của loại khớp nối này là
thay thế phần âm dễ dàng.Chiều cao khớp nối là 3.3mm hoặc 4mm; chiều
rộng 1,8mm. Do vậy để có thể thiết kế được loại khớp nối này thì khoảng
cách tối thiểu từ rìa cắn của răng đối tới nhú lợi phía xa răng trụ sẽ phải là
từ 3mm trở lên.
Ngoài ra khớp nối ngoài thân răng còn có một số loại khác như: Khớp
nối Preci52, Preci Sagix, Preci Vertix AT.

 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San