HẠT LẤM TẤM FORDYCE.
Là những hạt màu vàng rải rác hay tụ tập thành từng mảng ở mạc miệng.
VỊ trí thường gặp: niêm mạc má đôi diện với vùng răng cối, vùng tam giác hậu hàm, trụ trước amiđan, môi, thỉnh thoảng ở nướu răng và ở khẩu hầu.
Thường gặp ở người trưởng thành (vì các cơ quan phụ thuộc da ít phát triển trước tuổi dậy thì).
Có chất nhờn hay chất bã đậu tiết ra từ những lỗ nhỏ trên hạt Fordyce.
Về phôi thai học: là những tuyên nhờn lạc chỗ bị vùi bên trong niêm mạc miệng lúc có sự sát nhập của gò hàm trên và cung quai hàm.
Không cần điều trị nếu không gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ
=> Điều trị chưa cho kết quả vĩnh viễn
-Có thể điều trị tạm thời bệnh Fordyce bằng các phương pháp phá hủy tổn thương tại chỗ, như: a-xít sinh học tiêu hủy tại chỗ, đốt điện, chiếu ánh sáng laser. Ngoài ra, một số thuốc bôi cũng có tác dụng trên tổn thương. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại không cao. Cho đến nay, điều trị chưa cho kết quả vĩnh viễn. Bệnh có thể sẽ phát triển trở lại ở vị trí mới trên cơ thể sau một thời gian.
-Cả hai phương pháp đốt điện và chiếu ánh sáng laser thực chất để hủy các thương tổn đã tồn tại mà không ngăn được các thương tổn mới xuất hiện. Quy trình của hai phương pháp này khá đơn giản: gây tê tại chỗ, hủy thương tổn bằng kim điện hay tia laser, đợi thương tổn tự lành.
-Tại một số trung tâm thẩm mỹ, người ta sử dụng công nghệ Fractional CO2 để điều trị Fordyce. Nguyên lý điều trị của công nghệ này là phát ra các chùm tia cực nhỏ tác động đủ sâu vào trong da, tạo điều kiện cho sự phục hồi và tăng sinh các thành phần của da đồng thời vẫn giữ lại những mô da nguyên vẹn xung quanh vị trí phát tia. Các tế bào da khỏe mạnh sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi, tái tạo của phần da được điều trị.
=> Đừng tự ý lẩy hạt!
-Một số người tự ý dùng kim lẩy các hạt Fordyce. Việc làm này không những không lấy được trọn vẹn các hạt Fordyce mà còn có thể gây những hệ lụy như: nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm trùng toàn thân do kim chưa vô trùng, vùng môi dễ chảy máu. Ngoài ra, một số người bị nhiễm virus ở môi, động tác dùng kim lẩy sẽ giúp tái phát bệnh. Vì vậy, nếu muốn điều trị bệnh, nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.