Gây tê bề mặt

Download

Gây tê bề mặt

Là phương pháp gây tê bằng cách đặt trực tiếp thuốc tê lên bề mặt vùng cần gây tê. Loại thuốc tê này có tác động hóa học do hấp thu, thẩm thấu qua bề mặt da hay niêm mạc, hoặc có tác động vật lý do làm lạnh đầu tận cùng thần kinh. Hiêu quả gây tê thường nhanh và nông giới hạn tại chỗ ở nơi tác động

1. Gây tê tạo lạnh

xịt một chất khí hóa lỏng lên chỗ cân gây tê, chất này sẽ bay hơi nhanh chóng, làm hạ thấp nhiệt độ tại chỗ và gây tê

-Chỉ định: sử dụng trước khi tiêm tê để giảm đau khi tiêm, hoặc sử dung cho một số can thiệp đơn giản như rạch áp xe

- Kỹ thuật:

   *Dùng chlorua ethyl (C2H5Cl): bệnh nhân nín thở , che môi và mặt nếu xịt kế cận các vùng này, dùng ống xịt có chứa thuốc đặt vuông góc và cách 1mm với nơi cần gây tê, xịt nhẹ, khi vùng xịt trắng ra thì an thiệp được. Thuốc có điểm sôi là 12 độ C, có tác dụng gây mê, dễ bắt lửa và cháy nên không dùng chung nếu trong can thiệp có đốt điện hay dùng dao điện, có thể gây nguy hiểm

   *Dùng Fluoroethane: sử dụng dưới dạng bình xịt với cùng kỹ thuật như trên. Không bắt lửa và gây mê, hiệu quả tê nhanh, mạnh và lâu hơn  C2H5Cl

2. Gây tê thoa

Thuốc tê được đặt tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, hiệu quả tê đạt được sau vài phút và chỉ giới hạn ở vùng đặt thuốc, có thể kéo dài khoảng nửa giờ

Về phương diện hóa học, các loại thuốc tê bề mặt rất ít hòa tan và không tạo dạng muối acid hòa tan. Đối với các thuốc tê tan được trong nước như lidocain, tetracaine, pontocaine,.. phải dùng với nồng độ cao hơn dung dịch chích mới có dược hiểu quả tê, vì thế chỉ dùng với lượng nhỏ để tránh tai biến do tăng độc tính của thuốc

các loại thuốc tê bề mặt thường dùng là: xylocaine 5%, benzocaine 20%, pontocaine 1-2%, bezylalcohol 4-10%

-Chỉ định:

    Trước khi chích tê, đốt điện niêm mạc, sửa mão răng,

    Gây tê thoa còn có thể áp dùng trong một số trường hợp đặc biệt như:

            + Gây tê vùng răn cửa: đặt gòn tẩm dung dịch thuốc tê nồng độ cao trong hố mũi , trước xương xoăn mũi dưới, thuốc sẽ khuếch tán vào thần kinh mũi khẩu, làm tê một phần vùng răng cửa.

            +Gây tê hạch bướm khẩu cái: đặt gòn tẩm thuốc tê vào hố mũi đến phần trên của ngách mũi giữa, sau đó dùng dụng cụ đặc biệt đẩy gòn tiếp xúc với lỗ bướm khẩu cái, thuốc tê sẽ khuếch tán ra sau về phía tận cùng của hố chân bướm hàm, nơi có hạch bướm khẩu cái

            +Gây tê tủy răng: đặt gòn tẩm thuốc tê vào buồng tủy

-Kỹ thuật: Thổi khô niêm mạc sau khi đã sát trùng tại chỗ, dùng gòn tẩm thuốc tê đặt tiếp xúc với vùng cần gây tê

3.Gây tê phun

-Dung dịch thuốc tê được phun lên chỗ cần gây tê, kỹ thuật này khá nguy hiểm do lượng thuốc phun khá nhiều và lan tỏa ra trên một diện rộng, độc tính của thuốc sẽ tỷ lệ với nồng độ thuốc và bề mặt vùng gây tê

-Chỉ định: lấy dấu răng hay khi can thiệp trên những bệnh nhân có phản xạ nôn 

-Kỹ thuật: dùng bình xịt, xịt thuốc vào vùng màn hầu và sau lưỡi

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San