I: Kích thước dọc( vertical dimension)
-Là số đo tầng mặt dưới, từ một điểm hàm trên đến một điểm hàm dưới ( lấy điểm chân mũi và điểm lồi nhất của cằm, có thể tùy trên từng bệnh nhân)
-Trên lâm sàng KTD được xác định ở tư thế nghỉ và tư thế lồng múi
Ý nghĩa
-Trong tư thế lồng múi, kích thước dọc là một chỉ số thông báo về sự ăn khớp giữa các răng và của cắn khớp
-Nguyên tắc trong điều trị nha khoa là duy trì kích thước dọc trong các phục hồi ( phục hình cao)
-Trong phục hình toàn bộ, cần xác định và thiết lập KTD vì nó đã bị mất. KTD này được xác định nhờ KTD ở tư thế nghỉ
Tư thế nghỉ
-Ở người còn răng , chiều cao tầng mặt dưới trong tư thế nghỉ lớn hơn trong tư thế lồng múi : Kc= 2-4mm giữa các răng trước
-Khoảng trống tự do thay đổi tùy theo phân loại xương của Angle
Loại I : 2-4mm
Loại II : 4-6mm
Loại III : 1-2mm
- Thăng bằng thần kinh cơ: trước khi xác định kích thước dọc bệnh nhân phải
+Nằm thoải mái .
+ Hai chân không chéo qua nhau.
+ Bàn chân để ở tư thế nghỉ.
+ Nửa người phía trên và đầu thẳng dọc, không nên tựa đầu.
+mệt mỏi, buồn ngủ
+điều trị các rối loạn chức năng....
Các phản xạ sai xuất hiện khi mất răng sau 2 bên trong thời gian dài, khi mang phục hình sai... Vì thế, cần ổn định thần kinh cơ, thần kinh khớp trước khi xác định kích thước dọc.
Có hai trường hợp:
2.1. Có các dữ liệu trước khi nhổ răng:
-Chụp phim: phim mặt nghiêng, chụp sọ từ xa...để xác định góc tạo thành bởi mặt phẳng FH và bờ xương hàm dưới. Góc này có thể lập lại khi thử các bản nền tạm, gối cắn trong miệng bệnh nhân.
-Xác định khoảng cách giữa hai điểm chuẩn, một điểm ở khối mặt phía trên và một điểm ở XHD.
-Xác định khoảng trống tự do trước khi nhổ răng.
-Điều chỉnh các phục hình đã mang trước đó.
2.2 Không có các dữ liệu trước khi nhổ răng.
Có nhiều phương pháp xác định lại kích thước dọc:
- Khôi phục lại về thẩm mỹ:
Sự hài hòa của các đường nét khuôn mặt phải tôn trọng tuổi tác, giới tính, thể trạng .. của bệnh nhân
Khi bị giảm kích thước dọc: rãnh mũi cằm và cằm sẽ tạo nét mặt suy sụp, hạ thấp khóe môi, hàm dưới trượt ra trước, các rãnh rõ nét...
Khi bị tăng kích thước dọc: xóa mờ tất cả các rãnh, co thắt các cơ chỏm cằm, há miệng....
- Kĩ thuật phát âm: Theo Wild, vị trí hàm dưới ở tư thế nghỉ giống vị trí khi phát âm chữ ‘’me’’ , khi sử dụng hái môi phát âm ‘’pe,be’’ gây co đơn điệu bộ của mặt, tiếp theo là giãn cơ với hàm dưới trở lại vị trí tư thế nghỉ sinh lý.
3.1. Kỹ thuật trực tiếp:
-Kỹ thuật của Boos: Sử dụng Bimeter de Boos, đặt ở giữa hai bản nền tạm – gối sáp cắn để xác định khoảng cách lý tưởng hai gối cắn. Kích thước dọc cắn khít xác định được khi ghi được áp lực tối đa.
- Kỹ thuật há miệng tối đa: Khi đặt hai bản nền tạm- gối cắn trong miệng, phải cho phép há lớn được chiều ngang 3 ngón tay của bệnh nhân, khoảng 43mm.
3.2. Kỹ thuật gián tiếp:
Kỹ thuật này dựa vào việc trừ kích thước dọc nghỉ sinh lý với giá trị của khoảng hở tự do không cắn khít.
+Thành phần phía trước: có tầm quan trọng thẩm mỹ
+Thành phần phía sau, có tầm quan trọng chức năng
- Bắt đầu bằng cách kiểm tra mặt ngoài của mẫu thử (nền và vành cắn). Bờ phía trước không được dày quá mức nếu không nó sẽ làm biến dạng ngách tiền đình và nâng đỡ môi sai.
- Sự dày quá mức của mặt ngoài bản nền khẩu cái dễ làm lưỡi và hàm dưới bất thường do bn tìm cách phục hồi khoảng Donders ở vị trí nghỉ
- Vành cắn cần được điều chỉnh sao cho bn có khuôn mặt nhìn nghiêng hài hòa đồng thời làm cho môi trên có một thể tích bình thường
- Dạng môi trên để đánh giá chiều dài của răng cửa giữa thấy được ở tư thế nghỉ và trong lúc cười. Dạng ngoài của môi trên cũng cho phép đánh giá đường cười
( Ở hàm răng thật, độ lộ trung bình của các răng cửa giữa trên khi môi ở tư thế nghỉ là 1,91mm ở nam và 3,41mm ở nữ. Nếu môi trên ngắn thì lộ răng nhiều hơn, bệnh nhân trẻ tuổi lộ răng cửa giữa nhiều hơn
- Dạng ngoài của môi dưới cho phép đánh giá vị trí ngoài trong của bờ răng cửa giữa hàm trên cũng như độ cong của mặt phẳng răng cửa
- Khi bệnh nhân cười ta thấy đường cong mặt phẳng răng cửa tương tự với đường cong môi dưới
- Phát âm f và v , bình thường bờ răng cửa trên chạm đúng phần niêm mạc môi dưới. Nền và vành cắn được điều chỉnh sao cho phát âm đúng môi răng fe và ve. Khi phát âm này, bờ từ do của môi dưới dến sát gần vành cắn
- Hướng chung của mặt phẳng răng cửa phải giống hướng đường nối 2 đồng tử. Đường răng cửa được cụ thể hóa nhờ thước Fox, ta được này chạm mặt nhai của vành cắn hàm trên.
Đặt thước nhỏ bằng kim loại ngang qua đường nối 2 đồng tử
Kiểm tra song song giữa 2 đường này
- Khắc điểm giữa răng cửa trên vành cắn, nó tương ứng với trục đối xứng của khuôn mặt.
- Phía trên, ta hạ những đường thẳng góc từ cánh mũi, chúng tương ứng với vị trí đỉnh răng nanh
- Tiếp theo yêu cầu bệnh nhân cười rộng. Lúc đó vị trí cao của bờ tự do môi trên cho ta một ý tưởng về vị trí đường cổ răng tương lai. Ghi tất cả những thông tin này lên vành cắn
- Vành cắn phái sau được điều chỉnh song song với mặt phẳng Camper. Mặt phẳng này song song với mặt nhai các răng, đi qua gai mũi trước (chân cánh mũi) và gờ bình tai ( thường lấy điểm thấp nhất của gờ bình tai)
- Sự định hướng của vành cắn được định hướng trên thước Fox, đặt một thước kim loại nối thẳng hàng từ gai mũi trước đến phần thấp nhất của gờ bình tai để có mặt phẳng Camper. Điều chỉnh vành cắn sao cho khi có sự song song giữa 2 mặt phẳng này
-Có thể lặp lại được trên bệnh nhân
-Có thể ghi nhận lại được bằng cung mặt
-Có thể tái lập được trên giá khớp
- Tình trạng lý tưởng để xác định tương quan tâm.
-Các phương pháp giúp hàm dưới đưa về vị trí tương quan tâm.
- Kỹ thuật ghi tương quan tâm sử dụng bản nền tạm gối cắn:
+Tình trạng lý tưởng để xác định tương quan tâm:
=>Do vậy, bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, đầu thẳng, 2 tay để thõng xuống.
- Phải xác định một cách hoàn chỉnh kích thước dọc cắn khít.
-Để đảm bảo sự tiếp xúc sát khít của phần giữa 2 gối cắn. Mặt phẳng nhai của vành cắn hàm trên và hàm dưới phải hoàn toàn phẳng.
-Đảm bảo sự tiếp xúc của 2 bản nền tạm với diện tựa.
-Bản nền tạm gối cắn phải vững ổn trên mẫu hàm.
- Áp lực tác động trên bản nền trong giai đoạn xác định tương quan tâm phù hợp với áp lực trong giai đoạn lấy khuôn
-Làm mỏi cơ chân bướm ngoài: đưa hàm ra trước khoảng 45-60 giây. Khi hàm trở về vị trí tương quan tâm thì cơ chân bướm ngoài sẽ được thư giãn.
- Làm căng các sợi nằm ngang của cơ thái dương: các sợi nằm ngang của cơ thái dương không tự co và không tham gia trong giai đoạn hàm dưới nâng lên và lùi sau. Khi đặt ngón tay lên vùng bám của cơ thái dương sẽ nhận thấy sự co của cơ này.
Kết hợp vừa chỉnh kích thước dọc và tương quan tâm , nhờ băm gối sáp sau đó hướng dẫn bệnh nhân về tương quan tâm
( Đưa hàm dưới ra trước, ra sau nhiều lần, khi hàm dưới ra sau đồng thời bs ấn hàm dưới lùi sau kết hợp động tác nuốt của bệnh nhân)
-cố định 2 mẫu hàm và 2 bản nền tạm gối cắn với nhau bằng 3 que cố định
-Chuẩn bị mẫu hàm: khắc khóa, bôi vaselin
-Đặt thạch cao vào vòng tròn ở càng dưới khớp và đế mẫu hàm dưới
-Úp càng trên giá khớp lại, vét thạch cao chung quanh cho gọn.
Mẫu hàm trên và nền tạm gối cắn hàm dưới được cố định với mẫu nền tạm gối cắn hàm trênđúng khớp cắn đã xác định. articular