Cơn đau thực thể và cơ xương

Download

Cơn Đau Thực Thể Và Cơ Xương 

Đau Cơ Mặt

  Mặc dù bất kì dạng đau mô thực thể sâu nào ở đầu hay cổ cũng  gây ra các tác động kích thích trung tâm và do đó tạo ra các cơn  đau quy chiếu lên răng, các cơn đau nguồn gốc từ cơ thường xuất  hiện nhiều nhất. Cơn đau cơ mặt (MFP) xuất hiện từ sự kích thích  các cơ nhạy cảm. Trên lâm sàng các vùng này được coi là các nút  thắt hoặc mối dây và gọi là các điểm kích hoạt. Cơn đau điển  hình được miêu tả là cảm giác đau buốt, nhói đau lan toả, liên tục,  nó có thể dẫn tới sự chẩn đoán sai khi lầm lẫn với cơn đau tuỷ.  Một đặc điểm gây nhầm khác của cơn đau cơ nhai là bệnh nhân  thường thấy đau khi ăn nhai. Đặc điểm này khiến nó liên tưởng tới  đau cận chóp, không do tuỷ. Tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy rõ ràng  răng cơn đau được kích hoạt bằng cách co thắt các cơ nhai hơn là  lực tác động trên dây chằng.

 Sờ nắn các cơ nhai có thể gây đau trong khi đó gõ răng thì không.  Cường độ đau có thể tăng và được cảm nhận ở nơi xa. Cơn đau  cơ mặt được nhận thức như đau răng theo dạng quy chiếu. Cơn  đau cảm nhận ở một vùng khác hơn là nhánh dây phân bố ở điểm  kích hoạt. Các cơ điển hình gây ra cơn đau giống răng này là cơ  cắn, cơ thái dương, và bướm ngoài. Các cơ của cổ và các cấu  trúc sâu không cơ của mặt cũng có thể là nguồn gốc của dạng  đau này.

  Mặc dù cơ chế bệnh lý hoàn toàn của MFP còn chưa sáng tỏ,  các tác giả cho rằng các cơ này có thể bị rối loạn do chấn thương  hoặc có thắt nhiều. Sự co thắt cơ trên lâm sàng có thể xuất  hiện như một thói quen cận lâm sàng hoặc một đáp ứng bảo vệ  bằng cơ định vị với một thông tin đến không độc đang tới như  cơ đau răng. Theo lý thuyết này và trên lâm sàng, các điểm kích  hoạt xuất hiện thường được kích thích và làm nặng thêm bởi cơn  đau răng. Có nghĩa là các điểm này có thể gây đau kéo dài sau  khi việc đau răng đã được giải quyết. Điều này khiến bác sĩ bối  rối và gây lo sợ cho bệnh nhân. Cần nhân ra mối quan hệ giữa  hai đối tượng này. MFP có thể bắt chước cơn đau răng và cơn  đau răng có thể phát triển MFP. 

Cơn đau răng nguồn gốc đau cơ mặt có thể xuất hiện với hoặc  không bệnh lý tuỷ và cận chóp. Chẩn đoán cuối cùng nên dựa  trên sự thiếu hội chứng sau khi thử tuỷ và gõ/sờ hoặc tiêm tê.  Ngược lại, các chức năng hàm và sờ nắn cơ nhai sẽ loại trừ các  cơn đau răng nguồn gốc cơ mặt. Tiêm thấm tại chỗ vào các điểm  kích hoạt sẽ giải quyết các hiện tượng này.

 Một số phương án điều trị chung sử dụng mát xa sâu, kỹ thuật  thư giãn, xịt, thư giãn cơ, và tiêm các điểm kích hoạt. Mát xa sâu  và kỹ thuật thư giãn có lợi ích là không xâm lấn và dễ thực hiện.  Xịt và làm giãn bao gồm sử dụng bình xịt lạnh lên da và kéo giãn  cơ. Tiêm thấm các điểm kích hoạt được sử dụng để chẩn đoán và  điều trị cơn đau cơ mặt. Đặc biệt hơn, nếu bệnh nhân giảm bớt các  triệu chứng sau khi tiêm, điều đó cũng khẳng định chẩn đoán.  Hiệu quả điều trị tiêm các điểm kích hợp thay đổi tuỳ bệnh nhân.  Một số có thể giảm đau lâu với một hoặc nhiều mũi, một số khác  thì không. Xem thêm phần Các thử nghiệm bổ trợ để có nhiều  thông tin hơn về việc tiêm các điểm kích hoạt.

 Cơn Đau Nguồn Gốc Xoang Và/ Hoặc Niêm Mạc Mũi

 Cơn đau niêm mạc mũi/ xoang hàm là một nguồn đau khác có  thể giống như cơn đau răng.2,3,25,114 Cơn đau xoang hàm có thể  tạo ra các hội chứng của tắc nghẽn và áp suất dưới mắt, nhưng  nhìn chung không đau đặc biệt trừ khi niêm mạc mũi cũng bị tác  động.32 Cơn đau từ niêm mạc mũi có xu hướng nhức nhối và âm  ỉ và có thể có dạng bỏng rát điển hình của cơn đau niêm mạc  tảng. Nhìn chung, các cơn đau này bắt nguồn từ nguyên nhân  nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc dị ứng. Một số hội chứng khác đi  kèm với các dạng bệnh lý này ( như chảy nước mũi/ ngẹt múi)  nên được ghi chú trong tiền sử của bệnh nhân. 

Các mô tạng sâu điển hình như niêm mạc mũi, xoang hàm có  thể có các cơn đau gây ra tác động lên trung tâm thần kinh như  tạo chứng tăng đau thứ cấp, đau quy chiếu và các thay đổi tự  thân. Đó cũng chính là nguyên nhân các cơn đau này gây ra cảm  giác đau răng. Chứng tăng cảm đau thứ cấp, trên lâm sàng như  một dạng đau lan truyền hướng tâm chung quanh khu vực tổn  thương mô, có thể là kết quả của nhạy cảm niêm mạc ở vùng  xoang hàm trên cũng như sự nhạy cảm của việc gõ nhiều răng  hàm trên. Nhạy cảm răng do gõ và sờ nắn cho thấy viêm cận  chóp. Hậu quả tự động có thể phù nề và/hoặc sung huyết trong  vùng, điều này dễ nghĩ tới áp xe răng. Tuy nhiên, khi không có  nguyên nhân tuỷ và bệnh lý cận chóp, các bệnh lý xoang hàm,  niêm mạc mũi nên được nghi ngờ. Một số hội chứng khác của  bệnh lý xoang bao gồm nhạy cảm với sờ nắn cấu trúc bọc trên  xoang (nhạy cảm cận xoang) và tạo cảm giác mạch đập hoặc tăng  cảm giác đau khi đầu đặt thấp hơn im. Phong bế tại chỗ bằng  tiêm tê răng không làm giảm cơn đau niêm mạc mũi/ xoang hàm  mặc dù gây tê thoa niêm mạc mũi có thể giảm bớt. 

Bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý niêm mạc mũi/ xoang hàm nên  được chuyển cho bác sĩ tai mũi họng để chẩn đoán và điều trị  thêm. Khám thể chất cũng như các test hỗ trợ có thể cần thiết để  tìm ra chẩn đoán cuối cùng. Các test bao gồm xét nghiệm tế bào  mũi và siêu âm cũng như sử dụng nội soi mũi, các test hình ảnh  qua Xquang và cộng hưởng từ. Điều trị cơn đau niêm mạc mũi/  xoang hàm phụ thuộc và nguyên nhân ( vi rus, vi khuẩn, dị ứng  hoặc bị tắc nghẽn). 

Cơn Đau Tuyến Nước Bọt

 Đau quy chiếu từ một hoặc nhiều tuyến nước bọt có thể nhận  thức như một cơn đau răng, nó được coi như một cơn dau răng  không do răng. Do các phân bố thần kinh sơ cấp của các  tuyến nước bọt bắt nguồn từ nhánh thần kinh hàm dưới, do đó  giải thích vì sau nó thường thể hiện các cơn đau ở các răng hàm  dưới nhiều hơn.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San