Bệnh lý ở lưỡi

Download
I.LƯỠI NHỎ.
 
-Là dị tật bẩm sinh.
 
-Có thể gây khó khăn khi ăn và phát âm.
 
II.LƯỠI TO
Lưỡi to bẩm sinh nguyên phát
 
Lưỡi to bẩm sinh (u máu)
 
Lưỡi to thụ đặc
 
Lưỡi to là dị tật bẩm sinh hay thụ đắc.
 
■Bẩm sinh: do sự phì đại cơ toàn thân hay tại chỗ.
 
■Thụ đắc: có thể gặp trong các trường hợp sau:
 
*Lưỡi có u máu hay u mạch lymphô.
 
*Tắc nghẽn mạch lymphô lưỡi trong trường hợp bị ung thư lưỡi.
 
*Ở người mắc bệnh ngu đần hay tăng năng tuyến yên ở thùy trước.
 
*Bệnh phù do điều trị bằng Corticoid.
 
*Theo sau sự mất răng ở hàm dưới.
 
-Làm cho các răng xô lệch và in dấu răng dưới ở bờ lưỡi.
 
Điều trị: Điều trị nguyên nhân. Nếu gây xáo trộn chức năng và có yêu cầu của chỉnh nha thì mới có
 
chỉ định phẫu thuật
 
III.LƯỠI DÍNH.
 
-Lưỡi dính hoàn toàn: lưỡi dính liền vào sàn miệng.
 
-Lưỡi dính một phần: (thường gặp) do thắng lưỡi qưá ngắn hay dính ở đầu lưỡi.
 
-Khó phát âm.
 
-Có chỉ định phẫu thuật nếu gây xáo trộn chức năng.
 
 
IV.LƯỠI CHẺ.
 
-Lưỡi chẻ đôi hoàn toàn hay lưỡi hai đầu: rất hiếm.
 
-Lưỡi chẻ không hoàn toàn do đường rãnh sâu ở giữa lưỡi: thường gặp hơn.
 
-Do sự khiếm khuyết liên kết giữa 2 mầm bên cấu tạo lưỡi.
 
-Điều trị: vệ sinh răng miệng kỹ.
 
 
V.LƯỠI NỨT NẺ.
 
-Mặt lưng lưỡi có nhiều đường nứt nẻ, thường là một đường nứt dọc giữa lưỡi và từ đó tỏa ra những đường ngang.
 
-Có thể là biến dạng bẩm sinh
 
-Có thể do chấn thương kinh niên hay thiếu sinh tố B hỗn hợp, tình trạng này thường nặng hơn theo tuổi.
 
=> Nguyên nhân của tình trạng nứt lưỡi chưa được xác định rõ ràng tuy nhiên bệnh có thể liên quan nhiều đến yếu tố di truyền hoặc liên quan với một số hội chứng nhất định: hội chứng u hạt, hội chứng Down, hội chứng Melkerssone – Rosenthal,…
 
- điều tri: bệnh thường không cần phải điều trị. Chỉ điều trị khi mà đồ ăn và các chất lắng cặn ở các rãnh lưỡi gây viêm nhiễm và gây đau nhiều. Nguyên nhân gây viêm có thể là do vi khuẩn, do nấm,… Điều trị bằng các thuốc kháng sinh nếu viêm do vi khuẩn, bằng các thuốc chống nấm nếu viêm do bào tử nấm. Ngoài ra cần phải kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ (chải cả bề mặt lưỡi để vệ loại bỏ hết các cặn ở các rãnh lưỡi), súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn ngày 2 – 3 lần.
 
 
VI.VIÊM LƯỠI GIỮA HÌNH THOI.
 
-Là dị dạng bẩm sinh: ỏ' giữa lưng lưỡi (trước V lưỡi).
 
-Là một mảng dẹp, hình thoi, màu đỏ, hay vùng hơi nhô lên màu đỏ có từng múi rõ.
 
-Không có gai chỉ, niêm mạc trơn láng.
 
-Do sự sót lại của củ lẻ.
 
-Viêm lưỡi giữa hình thoi thứ phát:
 
=>yếu tố yếu tố gây bệnh là:
 
-hút thuốc lá;
 
-bệnh đường tiêu hóa;
 
-Thiếu vitamin C;
 
Sự hiện diện trong các nhiễm trùng tổn thương nấm - candida =>Không cần điều trị đặc biệt
 
Vệ sinh khoang miệng và răng;
 
Ngừng hút thuốc;
 
xử lý chống nấm cho nấm Candida phát hiện trong tổn thương.
 
 
VII.LƯỠI BẢN ĐỔ.
 
-Trên lưỡi có từng vùng trơn láng màu đỏ có đường viền mỏng màu trắng. Tại đó, niêm mạc lưỡi mất gai chỉ, chỉ có gai nấm dưới dạng nốt nhỏ, đỏ.
 
-Những mảng này di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Thời gian khoảng vài tuần đến vài tháng, hết rồi tái phát.
 
-Nguyên nhân: không rõ, thường thấy ở trẻ nhỏ, thường tự khỏi khi trẻ lớn lên hoặc ở ngưòi trưởng thành. Có thế do yếu tố tâm lý, thiếu vitamin B, dị ứng, di truyền, nhiễm nấm. Hiện nay có thuyết cho là do sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào niêm mạc luỡi
 
-Điều trị:
 
Viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính nên không đe dọa đến tính mạng của trẻ. Khi con có triệu chứng trên nên đưa con đi khám bác sĩ.
 
Trẻ bị nặng có thể cho uống kháng sinh chống bội nhiễm
 
Viêm lưỡi bản đồ không có phương pháp điều trị tận gốc mà các bác sĩ điều trị dựa vào triệu chứng của bệnh. Khi trẻ bị lưỡi bản đồ, cha mẹ nên cho con ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây, uống nhiều nước và ăn bột sắn, đỗ đen.
 
Nếu trẻ có dấu hiệu bị đau hoặc viêm loét hay có mụn mủ có thể uống kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm hoặc thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ, kết hợp uống thêm các vitamin B1, B2, B6 và vitamin C.
 
=>Các chuyên gia khuyến cáo trẻ bị viêm lưỡi bản đồ không cần thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem, cần vệ sinh miệng sạch sẽ cho con mỗi ngày để phòng tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
 
 
VIII.LƯỠI LÔNG.
 
- Những lông đen trên lưỡi là kết quả của sự tích tụ các tế bào chết bề mặt thuộc những tổ chức nhỏ xíu (nhú lưỡi) trên mặt lưỡi, những tổ chức này chứa các gai vị giác.
 
Mặc dù chứng lưỡi lông đen nhìn có vẻ nguy hiểm những thực ra nó không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào, và thường thì người mắc phải không cảm thấy đau. Nó thường tự khỏi mà không cần phải uống thuốc hay can thiệp gì.
 
-Do sự tăng sinh dài ra của các gai chỉ mà không tróc đi.
 
Nguyên nhân: của lưỡi lông đen không phải lúc nào cũng có thể xác định được. Tuy nhiên có một số nguyên nhân hay gặp như:
 
Sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn và enzym miệng do uống thuốc kháng sinh nhiều.
 
Vệ sinh miệng kém
 
Chứng khô miệng
 
Uống thuốc có chưa kim loại Bismuth (Bi)
 
Thường xuyên sử dụng các loại nước súc miệng chứa chất oxy hóa hay chất làm co da và niêm mạc như nước cây phỉ (là một trong các loại thảo mộc có thuộc tính làm se da) hay tinh dầu bạc hà.
 
Hút thuốc
 
Bị kích thích do uống đồ uống quá nóng như cà phê hay trà nóng.
 
Chế độ ăn toàn đồ ăn mềm không loại bỏ được các tế bào chết ra khỏi lưỡi.
 
Triệu chứng:
 
Thay đổi màu sắc ở lưỡi làm lưỡi có màu đen, thậm chí có cả màu nâu, nâu vàng, xanh lá, vàng hoặc trắng tùy theo nguyên nhân gây ra
 
Trên bề mặt lưỡi có xuất hiện các lông.
 
Cảm giác vị giác thay đổi hoặc xuất hiện vị kim loại trong miệng.
 
Hơi thở có mùi hôi
 
Buồn nôn hoặc có cảm giác ngứa lưỡi khi các nhú lưỡi phát triển quá dà
 
Điều tri:
 
Lưỡi lông đen thông thường không cần chữa bằng thuốc=> chỉ cần vệ sinh răng miệng thường xuyên(chải lưỡi) và loại trừ hết các yếu tố gây ra vấn đề này, như hút thuốc hay dùng thuốc chứa Bismuth để giải quyết tình trạng lưỡi lông đen này
 
 
AMIĐAN LƯỠI PHÌ ĐẠI.
 
 
 
Những gai lá nằm hai bên hông lưỡi gần đáy lưỡi là vị trí chứa nang lymphô. Ngoài ra những nốt lymphô còn có rải rác trên đáy lưỡi. Hệ thống lymphô ỏ' lưỡi được gọi là amiđan lưỡi.
 
Amiđan lưỡi phì đại thường theo sau sự nhiễm trùng đường hô hấp -tiêu hóa trên.
 
Điều trị nguyên nhân.
 
 
 
GAI ĐÀI PHÌ ĐẠI.
 
Gai đài cấu tạo V lưỡi có thế phì đại tạo thành những nốt ỏ' lưng lưõi.
 
Điều trị: không cần thiết vì chỉ là một dị dạng bẩm sinh.
 
 
NỐT GIÁP TRẠNG LƯỠI.
 
Có thể gặp những nốt này ở lưng đáy lưỡi, sau lỗ tịt, ngay đường giữa.
 
Đường kính 2 - 3cm.
 
Có thể làm khó nói, khó nuốt, khó thở, đau và cộm, có khi xuất huyết.
 
Là vết tích sót lại của tuyến giáp trạng.
 
Nguyên nhân còn chưa rõ, có thể do suy tuyến giáp hay bướu giáp làm cho nốt này phì đại
 
Điều trị: bằng phẫu thuật nếu gây triệu chứng khó chịu
 
 
 
 
 
 
 
MẠCH TRƯƠNG DƯỚI LƯỠI.
.
 
Tĩnh mạch lưỡi phồng to, màu xanh, ngoằn ngoèo ở mặt bụng lưỡi.
 
ở người lớn tuổi.
 
Hộp Văn bản=>Có thể gây lở loét, huyết khối
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San