Tổng quan chương
- Gãy cánh tay móc.
- Gãy ổ tựa mặt nhai.
- Biến dạng hoặc gãy vỡ các thành phần khác như thanh nối lớn và thanh nối
nhỏ.
- Mất thêm một hoặc nhiều răng không liên quan đến phục hình.
- Mất răng trụ đòi hỏi phải thay thế hoặc là thực hiện một phần giữ trực tiếp
mới.
- Những sửa chữa khác.
- Sửa chữa bằng phƣơng pháp hàn.
Hàm giả tháo lắp bán phần sau khi thực hiện rất thƣờng xuyên cần đƣợc
sửa chữa và bổ sung. Tuy nhiên, ta nên giảm thiểu tối đa tần suất việc này
bằng nhiều cách như: chẩn đoán kỹ lưỡng, lên kế hoạch điều trị thông minh,
sửa soạn trong miệng cho phù hợp, và thiết kế một hàm giả tháo lắp hiệu quả
cho đến tận từng chi tiết nhỏ nhất. Bất kỳ yêu cầu sửa chữa hoặc bổ sung nào
cũng có thể là hậu quả của những sự cố bất ngờ xảy ra trên răng trụ hoặc các
răng khác trên cung hàm. Sự gãy vỡ hay biến dạng của hàm giả do tai nạn, do
sự bất cẩn từ bệnh nhân, thường gặp hơn là do lỗi thiết kế hay kỹ thuật.
Bệnh nhân cần phải đƣợc hƣớng dẫn cách tháo và lắp hàm giả đúng cách
sao cho không gây ra sức căng quá mức trên tay móc và các bộ phận khác của
hàm giả hoặc lực trực tiếp lên răng trụ. Cũng nên khuyên bệnh nhân là giữ gìn
hàm giả cẩn thận khi tháo hàm giả ra khỏi miệng, vì nó có thể gây ra những
biến dạng không thể phục hồi đƣợc nữa. Cần phải lƣu ý rõ ràng rằng không
thể đảm bảo tránh khỏi sự gãy vỡ và biến dạng hàm giả nếu nguyên nhân nằm
ngoài sự khiếm khuyết về cấu trúc
GÃY CÁNH TAY MÓC
Gãy cánh tay móc có thể do các nguyên nhân dƣới đây:
1. Do sự uốn cong móc lặp đi lặp lại vào và ra khỏi một vùng lẹm xấu.
Nếu sự nâng đỡ của mô nha chu lớn hơn giới hạn mỏi của cánh tay móc thì
kim loại sẽ bị hỏng trƣớc tiên. Sau đó răng trụ sẽ lung lay dần và cuối cùng
dẫn đến mất răng do sức căng đặt trên nó quá mức. Vì vậy, chỉ nên đặt cánh
tay móc ở vị trí có sự lưu giữ nhỏ nhất có thể chấp nhận, bằng việc nghiên
cứu kỹ mẫu hàm, để có thể ngăn chặn loại gãy này.
2. Do sự khiếm khuyết về cấu trúc của chính cánh tay móc đó. Tay móc
có hình dạng không thích hợp hoặc thiếu sót trong khâu hoàn tất và đánh bóng
sẽ gây gãy vỡ tại các điểm yếu. Có thể ngăn ngừa việc này bằng cách tạo
dạng thuôn cho các cánh tay lƣu giữ mềm dẻo, và tạo dạng đồng đều cho các
cánh tay đối kháng cứng chắc. Móc dây có thể bị gãy do sự uốn cong lặp lại
nhiều lần tại nơi mà nó thoát ra từ nền nhựa, hoặc tại những vị trí có khấc hay
eo thắt do chỉnh bằng kìm không cẩn thận. Móc cũng có thể bị gãy tại các
điểm ban đầu ngay trên mẫu hàm do thao tác mạnh khi lắp răng và tháo răng
sau đó. Ngăn ngừa việc gãy móc tốt nhất là cảnh báo bệnh nhân không đƣợc
tháo hàm giả bằng cách trượt cánh tay móc trên mặt răng bằng móng tay. Một
móc dây có thể được điều chỉnh nhiều lần trong thời gian khá dài mà không bị
gãy. Nhƣng sự gãy móc có lẽ sẽ xảy ra nếu điều chỉnh quá nhiều. Móc dây
còn có thể gãy tại các điểm ban đầu do sự kết tinh của kim loại. Hạn chế việc
này bằng cách lựa chọn loại dây thép phù hợp, tránh nung kim loại ở nhiệt độ
quá 1300oF (cái câu tiếp theo mình không biết dịch sao). Khi móc dây đƣợc
gắn vào sườn kim loại bằng kỹ thuật hàn thì cần tránh cho kỹ thuật hàn không
làm kết tinh kim loại. Chính vì lý do này mà tốt nhất nên hàn bằng điện để
dây kim loại không bị nóng quá mức. Những hợp kim hàn ở nhiệt độ thấp ( từ
14200F đến 15000F), hợp kim dày gấp ba hay hợp kim vàng thì đƣợc khuyên
dùng hơn là các hợp kim đòi hỏi nhiệt độ nóng chảy cao.
3. Do bệnh nhân thiếu cẩn thận khi sử dụng. Bất kỳ loại móc nào cũng
đều có thể sẽ bị biến dạng hoặc gãy vỡ nếu bệnh nhân lạm dụng quá mức.
Nguyên nhân thƣờng gặp nhất của hƣ hỏng móc là bệnh nhân đánh rơi hàm
giả làm biến dạng móc. Một cánh tay móc bị gãy phần lƣu giữ, dù là loại móc
gì, cũng có thể đƣợc thay thế bằng móc dây gắn vào nền nhựa (hình 22-1C và D)
hoặc gắn vào nền kim loại bằng phƣơng pháp hàn điện. Điều này giúp ta
tránh được việc phải đúc lại một cánh tay móc hoàn toàn mới.
Hình 22-1: Gãy phần giữ trực tiếp trên răng trụ là răng nanh. Nguyên
nhân có lẽ do lực uốn lặp đi lặp lại trong thời gian dài trên một hàm giả mở
rộng về phía xa đã 8 năm. Hàm giả cần phải được đánh giá khả năng làm việc
sau này nếu bây giờ ta thay thế cánh tay móc bị gãy. Thông thƣờng tốt nhất là
nên làm lại một hàm giả mới. A, Lấy dấu bằng hydrocolloid không hoàn
nguyên rồi đổ mẫu hàm. Đƣờng bút chì là đƣờng vòng lớn nhất, đƣờng màu
đỏ hướng dẫn labo vị trí của móc sẽ thay thế. B, Móc được đặt vào đƣờng
màu đỏ đã vẽ trên răng nanh và gắn vào nền nhựa thông qua một rãnh ở phía
xa từ răng nanh chạy qua mặt khẩu cái của hai răng cối nhỏ. Lưu ý đoạn cuối
của dây móc phải được uốn cong để ngăn chặn những chuyển động bên trong
khuôn nhựa đã trùng hợp. C, Móc đã được hoàn tất và đánh bóng, nhìn từ mặt
ngoài. D, Nhìn từ mặt khẩu cái
GÃY Ổ TỰA MẶT NHAI
Gãy ổ tựa mặt nhai thường rất hay xảy ra tại vị trí gờ bên. Sửa soạn ổ tựa
mặt nhai không đúng sẽ tạo ra các điểm yếu: một ổ tựa mặt nhai băng qua gờ
bên có thể bị mài quá mỏng trong quá trình sửa soạn hoặc bị mỏng đi do quá
trình mài điều chỉnh sai khớp cắn. Gãy ổ tựa mặt nhai hiếm khi có nguyên
nhân từ khiếm khuyết cấu trúc của kim loại và hiếm khi biến dạng do tai nạn.
Vì vậy những lỗi này là do nha sĩ đã không tạo đủ chỗ để mài ổ tựa trong quá
trình sửa soạn tiền phục hình.
Phƣơng pháp hàn có thể sửa chữa vấn đề gãy ổ tựa mặt nhai. Để chuẩn
bị cho việc thay thế này, cần phải thay đổi vị trí ban đầu của ổ tựa đã gãy hoặc
phải mài chỉnh khớp cắn cho phù hợp. Đặt hàm giả chặt vào dấu cao su
hydrocolloid không hoàn nguyên, rồi lấy cao su ra, để lại hàm giả trong dấu.
Đổ thạch cao vào dấu để có mẫu hàm, sau đó lấy hàm giả ra khỏi mẫu. Gắn
một lá kim loại Platin vào vị trí ổ tựa và mặt bên, đồng thời phủ lên cả mặt
hƣớng dẫn. Bây giờ đặt hàm giả trở lại mẫu hàm và, bằng dòng chảy Flour,
hợp kim vàng sẽ chảy ra lá Platin và thanh nối nhỏ với lƣợng thích hợp để tạo
ra một ổ tựa mặt nhai mới. Một loại hợp kim hàn khác đƣợc sử dụng nữa là
hợp kim hàn trong công nghiệp, tuy có nhiệt độ nóng chảy cao nhƣng đáp ứng
tốt với điện và không bị xỉn màu.
BIẾN DẠNG HOẶC GÃY VỠ CÁC THÀNH PHẦN KHÁC NHƯ
THANH NỐI LỚN, NHỎ
Các thanh nối lớn và nhỏ thường ban đầu được chế tạo phù hợp, sự biến
dạng xảy ra thƣờng do lỗi từ bệnh nhân (hình 22-2). Những thành phần này
nên được thiết kế và chế tạo tốt để đảm bảo độ cứng chắc cũng nhƣ độ bền
trong những trường hợp bình thường.
Thanh nối lớn và thanh nối nhỏ thường bị yếu đi do quá trình điều chỉnh
để giới hạn sự tác động quá mức lên mô mềm. Những điều chỉnh này vào lúc
đầu có thể do nghiên cứu mẫu hàm chưa hợp lý, hoặc thiết kế, chế tạo sai khi
đúc. Những sai lầm loại này là không thể chấp nhận và sẽ làm mất uy tín của
ngƣời nha sĩ. Những hàm giả như thế nên được làm lại thay vì cứ cố sửa chữa
bằng cách mài bớt đi kim loại. Cũng tương tự, sự ảnh hưởng lên mô mềm xảy
ra từ việc mài chỉnh không hợp lý các thành phần này mà nguyên nhân là do
lên kế hoạch chưa đúng, thì nên làm lại một hàm khác để giải phóng bớt sự
ảnh hưởng lên mô này. Bất cứ thành phần nào nếu bị yếu đi do điều chỉnh vào
lúc ban đầu dẫn đến thất bại của phục hình đều là trách nhiệm của nha sĩ. Tuy
nhiên đôi khi việc mài chỉnh là không thể tránh khỏi do răng trụ chịu ảnh
hƣởng của các lực chức năng. Thất bại theo sau những điều chỉnh này đòi hỏi
phải làm lại hàm giả mới do hậu quả của sự thay đổi trên mô. Thông thƣờng,
nếu chỉnh sửa các thanh nối này quá nhiều lần thì sẽ làm mất độ cứng chắc tại
nhiều vị trí làm cho thanh nối bị mất chức năng. Trong những trƣờng hợp nhƣ
vậy thì nên làm lại một hàm giả mới hoặc là thay thế những phần đó luôn
bằng cách đúc lại, sau đó gắn lại vào hàm giả bằng phƣơng pháp hàn. Thƣờng
thì để làm việc này đòi hỏi phải tháo rời nền hàm và các răng giả. Tuy nhiên
cũng cần cân nhắc về chi phí của việc sửa chữa và khả năng làm việc của hàm
giả về sau với chi phí của một hàm giả mới. Nên làm lại hàm giả mới thì vẫn
tốt hơn
Hình 22-2: A, Mối nối giữa thanh nối lớn và nhỏ ở phía xa răng cối lớn
hàm trên bị gãy. Lá Platin mỏng được lắp vào mẫu hàm bên dƣới chỗ gãy,
móc đƣợc cố định vào mẫu hàm bằng một lớp dán tác dụng nhanh. Những
phần còn lại của hàm giả đƣợc đặt vào mẫu hàm sao cho tiếp xúc hoàn toàn
với răng và mô trên đó. Hợp kim hàn đƣợc đặt vào chỗ gãy, cũng là nơi đặt
đầu hàn điện. B, Đầu hàn điện và phần gãy đƣợc đặt vào đúng vị trí. C, Sau
khi hợp kim hàn chảy ra, ngay lập tức chỗ gãy được giới hạn nhờ dòng chảy
của hợp kim nối liền hai đầu gãy lại với nhau. D, Mối hàn đƣợc làm sạch và
đánh bóng, hàm giả đƣợc đưa trở lại cho bệnh nhân. Cần lưu ý bệnh nhân là
sau khi sửa chữa thì hàm còn được cứng chắc như lúc đầu, và mặc dù ta
không biết chắc hàm giả còn thực hiện chức năng tốt trong thời gian bao lâu
nhƣng yêu cầu bệnh nhân phải giữ gìn hàm giả cẩn thận.
MẤT MỘT HOẶC NHIỀU RĂNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN
PHỤC HÌNH
Sự cần thiết phải thêm răng vào hàm giả tháo lắp bán phần thƣờng là đơn
giản đối với hàm nền nhựa (hình 22-3). Còn đối với hàm giả có nền kim loại
thì thƣờng phức tạp hơn, đòi hỏi phải đúc thêm một phần mới và gắn nó vào
bằng cách hàn, hoặc tạo ra những yếu tố lƣu giữ trên nền nhựa mở rộng.
Trong đa số các trường hợp, khi hàm giả có nền hàm mở rộng về phía xa
đƣợc mở rộng ra thêm thì nên cân nhắc việc đệm toàn bộ nền hàm. Sau khi
nền hàm được mở rộng, đệm hàm nên được thực hiện ở cả nền hàm mới và cũ
để tạo ra sự nâng đỡ mô tối ƣu cho hàm giả
Hình 22-3: Bệnh nhân đến với một răng cửa bên bị gãy và không có triệu
chứng gì đặc biệt. A, Hình ảnh lâm sàng của răng gãy và hàm giả. Đánh giá
hàm giả về độ khít sát, độ vững ổn và tính lƣu giữ. B, Dấu cao su cùng hàm
giả trên nó. C, Mẫu hàm từ dấu cao su cho thấy rõ hơn hình ảnh hàm giả khi ở
trong miệng. D, Sửa soạn lại hàm giả, bao gồm các bộ phận cơ học giúp tăng
lƣu giữ (nhờ tạo ra phần lõm ở nền nhựa kế cận răng mất) và tạo ra một rãnh
lƣu ở đường hoàn tất phía ngoài để sửa lại vùng viền. E, Việc sửa chữa đƣợc
hoàn tất, sẽ được lắp vào trong miệng để kiểm tra độ lỏng lẻo ở mặt trong
vùng răng trƣớc hàm trên.
MẤT RĂNG TRỤ ĐÒI HỎI PHẢI THAY THẾ VÀ THỰC HIỆN
PHẦN GIỮ TRỰC TIẾP MỚI
Trong trường hợp mất răng trụ, các răng kế cận thƣờng đƣợc lựa chọn
làm răng trụ mới, và nói chung vẫn cần sửa đổi nhiều thứ hoặc phải làm hàm
giả mới. Dù sao thì cũng nên làm hàm giả mới để có được hướng lắp, mặt
hƣớng dẫn, ổ tựa và vùng lưu giữ thích hợp. Mặt khác, nếu chỉ sửa chữa trên
hàm ban đầu thì cũng phải thực hiện giống nhƣ việc sửa soạn trong miệng:
mài lại mặt bên, mài lại ổ tựa mặt nhai, và mài chỉnh đƣờng viền răng trụ để
tạo phần lưu giữ phù hợp và ổn định. Có thể đúc một móc mới cho răng trụ
mới này, và hàm giả đƣợc lắp lại vào vị trí mới cùng với răng đƣợc thêm vào.
CÁC LOẠI SỬA CHỮA KHÁC
Các loại sửa chữa khác có thể là thay thế một răng giả bị mất hoặc gãy,
sửa lại nền nhựa bị gãy, hoặc gắn lại nền nhựa lỏng lẻo vào sƣờn kim loại.
Đôi khi gãy là hậu quả của việc việc thiết kế không tốt, đúc sai, hoặc lựa chọn
sai loại vật liệu kim loại. Cũng có thể là hậu quả của những tai nạn thƣờng
xuyên lặp lại. Nếu gãy vỡ sau một thời gian dài sử dụng, thì có thể sửa chữa
hoặc làm hàm mới. Nhưng ngược lại, nếu gãy vỡ xảy ra do nguyên nhân
khiếm khuyết về cấu trúc, hoặc gãy lần hai sau khi đã đƣợc sửa chữa một lần
trước đó, thì đòi hỏi phải thay đổi thiết kế, có thể là trên hàm cũ hoặc là một
hàm giả mới khác
SỬA CHỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN
Khoảng 80% những mối hàn trong nha khoa có thể thực hiện bằng điện.
Các labo nha khoa đều đƣợc trang bị máy hàn điện để phục vụ cho mục đích
này. Hàn điện cho phép hàn sát với nền nhựa mà không cần tháo nền nhựa ra
vì nhiệt chỉ khu trú xung quang điện cực. Do đó chỉ cần bảo vệ nền nhựa bằng
một lớp lót đúc ẩm trong quá trình hàn.
Hợp kim hàn bằng vàng nguyên chất có thể đƣợc sử dụng để hàn cho cả
hợp kim vàng và hợp kim Chrom-Cobalt. Hợp kim vàng nóng chảy ở nhiệt độ
14200F đến 15000F thích hợp để hàn hợp kim vàng và hợp kim ChromCobalt.
Nhờ đó làm giảm tỉ lệ kết tinh vàng do nhiệt độ quá cao và kéo dài.
Đối với hàn điện, hợp kim dày gấp ba nên đƣợc sử dụng để bổ sung vào hợp
kim hàn để làm chậm ngay tức thì sự nóng chảy, trong lúc điện cực Carbon
dẫn nhiệt đến những vùng cần được hàn. Còn với hàn hợp kim Chrom-Cobalt,
hợp kim vàng nguyên chất màu trắng 19K, với nhiệt độ nóng chảy khoảng
16760F, thƣờng được sử dụng. Việc thêm các chất gây chảy vào là điều cần
thiết cho thành công của bất kỳ quy trình hàn nào nhờ ngăn cản sự oxi hóa
của các thành phần của mối hàn cũng nhƣ chính hợp kim hàn. Một chất gây
chảy loại borax sẽ đƣợc sử dụng khi hàn hợp kim vàng. Nếu hàn hợp kim
Chrom-Cobalt thì phải dùng chất gây chảy loại Flouride. Khi hàn hợp kim
vàng với hợp kim Chrom-Cobalt cũng nên chọn chất gây chảy loại Flouride.
Dƣới đây là quy trình hàn bằng điện:
1. Làm nhám hai bề mặt kim loại sẽ được hàn với nhau.
2. Lắp lá kim loại Platin vào mẫu hàm bên dƣới sƣờn kim loại có tác
dụng nhƣ tấm lót để cho hợp kim chảy vào. Uốn viền lá kim loại tạo hình
lòng máng để giới hạn hợp kim chảy ra.
3. Đặt những phần cần hàn lên mẫu hàm và cách ly chúng tạm thời bằng
một lớp sáp dính. Trên mỗi thành phần cần hàn thêm một lƣợng vừa đủ mẫu
đúc chảy để bảo vệ chúng sau khi loại bỏ lớp sáp, nhƣng vẫn phải đảm bảo
bề mặt kim loại lộ ra càng nhiều càng tốt.
4. Sau khi rửa trôi lớp sáp dính bằng nước nóng, giữ cho mẫu nằm yên
tại vị trí hàn. Cắt một lượng đủ hợp kim hàn và đặt xung quanh sao cho thuận
tiện nhất.
5. Làm chảy hai đầu kim loại. Đặt hợp kim hàn dày gấp ba vừa đủ lên
trên hoặc vào trong chỗ đứt gãy để kết thúc khâu hàn trong một bƣớc, luôn
luôn bắt đầu với lƣợng hợp kim hàn vừa đủ.
6. Làm ƣớt đầu Carbon bằng nƣớc để tăng khả năng dẫn điện lúc này,
sau đó đặt đầu carbon tiếp xúc với hợp kim (cần đảm bảo hợp kim hàn đƣợc
giữ cố định). Các điện cực khác đƣợc giữ tại vị trí bất kỳ trên sƣờn kim loại
để tạo dòng điện kín và làm nóng đầu carbon. Không dùng đầu carbon để đẩy
hợp kim hàn, nhƣng phải để dòng nhiệt làm chảy hợp kim hàn. Không lấy đầu
carbon ra khỏi hợp kim hàn trong khi đang tiến hành hàn, vì việc này sẽ gây
ra sự rỗ trên bề mặt do tia lửa điện. Sau khi hợp kim hàn nóng chảy, lấy hết
các điện cực ra, điện cực carbon đƣợc lấy ra sau cùng, rồi lấy khung ra khỏi
mẫu hàm để hoàn tất.
Hàn bằng đèn xì đòi hỏi một quy trình hoàn toàn khác. Phƣơng pháp này
đƣợc sử dụng khi chỗ gãy dài và bất thƣờng, cần dùng một lượng lớn hợp kim
để hàn. Hàn bằng đèn xì không thể đảm bảo sửa chữa sƣờn kim loại của hàm
giả tháo lắp bán phần có nền hàm bằng nhựa hoặc răng giả đƣợc gắn bằng
nhựa, Kỹ thuật hàn bằng đèn gồm các bước sau:
1. Làm nhám hai bề mặt sẽ được hàn.
2. Lắp lá kim loại Platin vào mẫu hàm để nó mở ra bên dƣới hai bề mặt
cần hàn.
3. Đặt các phần cần hàn vào mẫu hàm trong tƣơng quan đúng, cách ly
chúng tạm thời bằng sáp dính. Sáp cũng được làm chảy vào mối hàn.
4. Gắn một mũi khoan nha khoa hoặc một cái đinh vào hai đầu hàn bằng
sáp. Có thể đặt thêm 2 hoặc 3 mũi khoan hay đinh để tăng cƣờng khả năng
nâng đỡ. Không được dùng vật liệu gỗ để thay gỗ sẽ nở ra khi bị ƣớt, do đó sẽ
phá vỡ tƣơng quan giữa các thành phần.
5. Lấy các thành phần cần hàn đã đƣợc cố định bằng sáp với nhau ra
khỏi mẫu hàm một cách cẩn thận. Thêm sáp trực tiếp vào bên dƣới mối hàn, ở
mỗi bên của lá Platin. Sau khi sôi, investment sẽ đƣợc giữ lại ở giữa để lót lá
Platin.
6. Cái khúc sau này đọc không hiểu tí nào nên m không dịch đƣợc.
Không biết bạn có cao tay dịch giúp đoạn này.