Phân loại sự đổi màu răng

Download

Người ta chìa sự nhiễm sắc răng thành 2 nhóm chính:

  • Nhiễm sắc răng do yếu tố ngoại lai.
  • Nhiễm sắc ràng do yếu tô" nội tại.
  •  
  • 1. Phân loại nhiểm sắc ngoại lại của Nathoo

    1. Cơ chế hoá học của sự nhiểm sắc ngoại lai

    Sức hút của vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong sự lắng đọng chất màu ngoại lai. Các loại lực hút gồm những lực tương tác yếu như lực Vanderweals và lực tĩnh điện. Những lực tương tác mạnh như: Lực hydrat hoá (Hydration force), tương tác kỵ nưốc, lực lưỡng cực và các môi nổi hydrogen. Những lực này giúp cho chất tạo màu hoặc chất tiền tạo màu áp vào trên mặt rảng. Sự bám dính chất tạo màu thay đổi tuỳ theo vật liệu và cơ chế xác định lực gắn dính. Thực tế lâm sàng người ta thấy răng bị nhiễm sắc do trà, cà phê do tanins rất khó loại bỏ theo thời gian.

    * Nhiễm sắc răng loại NI

    Sự nhiễm sắc có màu đồng đều và một sô" chất gây ra sự nhiễm sắc thuộc cơ chế loại Nl. Một trong những nguyên nhân của sự nhiễm sắc loại NI được nghiên cứu nhiều nhất, nhưng lại ít được nhận thấy nhất là sự hình thành màng phím nước bọt. Khả năng của sự tạo màu tuỳ thuộc vào sự hấp thu những thành phần nước bọt vào men và sự kết hợp của những lực hút mạnh hoặc yếu. Giải thích điều này người ta cho rằng lực tĩnh điện có lẽ chiếm ưu thế bởi vì men răng có một điện tích âm, nên có thể gây ra một sự kết dính protein có chọn lọc. Lực kết dính này xẩy ra qua cầu calcium.

    Thức ăn và nước uô"ng như trà, cà phê, rượu vang củng có thể tạo ra sự nhiễm sắc trên răng bởi sự lắng đọng chất tạo màu gián tiếp trên bề mặt răng. Trong trường hợp này màu của răng nhiễm sắc tương tự như màu vật liệu được giải thích theo cơ chế gắn dính trực tiếp.

    Những chất có trong các loại nước giải khát, gây ra sự nhiễm sắc là chất tanin và

    các chất có cấu thành là các polyphenol như leucocinthocyanine tạo ra màu do sự hiện diện của các nổi đôi kết hợp và tương tác vói bề mặt răng qua cơ chế trao đổi ion.

    Vi khuẩn dính vào màng phím nước bọt cùng có thể gây ra sự nhiêm sắc răng loại Nl. Sự bám dính của vi khuẩn là một quá trình chọn lọc, chịu ảnh hưỏng của các loại lực vật lý như: Năng lượng tự do bể mật, lực tĩnh điện hoặc lực kỵ nước. Sự khám phá các surfactant và các tác nhân phá vở các lực vật lý cho thấy có tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng. Điều này chứng tỏ vai trò của các loại lực này trong sự hình thành nhiễm sắc răng.

    Sự có mặt của một sô" kim loại cũng có thê gây ra sự nhiễm sắc loại Nl. Người ta thấy, khi men ngập trong nước bọt các điện tích âm nhanh chóng bị trung hoà bởi các ion đôi ngịch gọi là lớp stern hay lỏp hydrat hoá. Sự hiện diện của đồng, Nikel và sắt trong lớp hvdrat hoá này có thể gây ra sự nhiễm sắc trên răng. Điều này được chứng minh trên các công nhân làm kỹ nghệ đồng và Nikel có nhiễm sắc răng màu xanh và nhiễm sắc màu đen thấv trên răng những công nhân làm sắt.

    • Nhiễm sắc răng loại N2

    Những chất màu đau tiên gắn vào màng phím nưốc bọt hoặc trên bề mặt răng rồi sau dó thay đổi màu hơi vàng ở đường viên lợi, nhú lợi và vùng bên của răng. Đồng thời dần chuyển thành màu nâu theo tuổi. Sự thay đổi về màu sắc này xảy ra là do sự tích tụ ngàv một nhiều hơn hoặc do sự thay đổi hoá học của các protein trên lớp màng. Những vet màu thức ăn cũng đậm thêm theo thòi gian gây ra nhiễm sắc loại N2, mà loại này rất khó bị loại bỏ, nhưng người ta cũng chưa hiểu vì sao.

    Tuy nhiên, sự thay đổi màu này có thế xảy ra qua cơ chế cầu kim loại bao gồm những nhóm hydroxyl tự do của polyphenol và cation kim loại.

    • Nhiễm sắc răng loại N3

    Những chất không màu gắn vào răng, chịu những phản ứng hoá học và biến đểi đế tạo ra những chất có màu gây ra nhiễm sắc răng loại N3. Những chất tiền tạo màu hoặc chất không màu có thể tạo ra nhiễm sắc răng bởi một sô" tương tác vật lý kết hợp.

    Người ta phân tích hoá học chất tạo màu chlohexidine đã cho thấy sự có mặt của furfural và furfural dehyde. Hợp chất này là sản phẩm của một loạt những, phản ứng sắp xêp lại giữa đường và amino acid gọi là phản ứng nhuộm màu Maillard hoặc không Enzym. Phản ứng Maillard xảy ra trong miệng được chứng minh bởi sự tìm thấy sự nhiễm sác chlohexidine có thể bị làm chậm lại bởi những tác nhân như: Aminoguaidine phản ứng với nhóm carbonyl.

    Nhiễm sắc răng do những tác nhân điều trị như: fluor, thiếc cũng có thể thuộc loại nhiễm sắc N3. Trong trường hợp này sự đổi màu là do một phản ứng giữa ion thiêc và nhóm Sulfudryl của protein màng phím nưốc bọt.

    1. Nhiem sắc răng do yếu tô nội tại

    Sự đổi màu răng do nguyên nhân ngoại lai xảy ra trên bề mặt của răng, còn sự đối màu răng do nguyên nhân nội tại là do sự có mặt của chất tạo màu ở bên trong men hoặc ngà rang. Loại nhiễm sắc này có thể chia thành 2 nhóm:

    • Nhom nhiễm sắc trước khi mọc răng.
    • Nhóm nhiễm sắc sau khi mọc răng.

    Loại nhiễm sắc trước khi mọc răng thường gặp nhất là nhiễm Fluor do sử dụng fluor quá độ trong suốt thòi kỳ phát triển của ràng. Nhiễm sắc do Tetracyclin cũng xảy ra trong suôt quá trình phát triển của ngà, sự nhiễm sắc này là do những phản ứng của kháng sinh với tinh thể hydroxyapatite trong giai đoạn khoáng hoá.

    Ngoài ra người ta còn thấy do dị dạng mô ràng do di truyền, những rối loạn về huyêt học như: bệnh Erythoblastosise, thalassemia, thiếu máu tế bào hình liềm cùng có thê gây nhiểm sắc bới vì hệ thõng đông máu và sự có mặt của máu trong ống ngà.

    Rang bị nhễm sắc nội tại sau khi mọc củng xẩy ra tương tự ví dụ như: Răng bị chấn thương có thể chảy máu tuỷ và ngấm vào trong ông ngà. Đôi khi quá trình già bình thường cũng gây ra sự nhiễm sắc do sự lắng đọng ngà thứ phát, vôi hoá tuỷ, sự phóng thích kim loại từ miếng trám amlgam hoặc hàn buồng tuỷ không hoàn toàn trong quá trình điều trị nội nha.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San