Những biến đổi sinh học ở răng người cao tuổi

Download

Những biến đổi sinh học ở răng người cao tuổi

 

I.SỰ BIẾN ĐỔI VỀ PHƯƠNG DIỆN SINH HỌC

1.Sự biến đổi sinh lý

*Sự đáp ứng của tủy răng

  • Theo thời gian, mô tủy có những thay đổi về cấu trúc. Những thay đổi này xuất hiện như nhau ở tủy răng.
  • Ngoài ra còn có những thay đổi do đáp ứng lại kích thích tổn thương và những biến đổi khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể.
    • Ở tủy răng người cao tuổi cả nguyên bào ngà và nguyên vào sợi đều suy giảm. Các mạch máu nuôi dưỡng teo lại và ít dần dẫn đến giảm cấp máu cho tủy.
    • Tỷ lệ của chất xơ sợi có thể tăng, nhưng giảm về chất lượng nên mức độ nâng đỡ cũng giảm, răng kém vững chắc hơn.
    • Sỏi tủy thường được tìm thấy ở buồng tủy, khi canxi hóa lan tỏa có thể thấy ở tủy chân.
    •  
    • Theo thời gian, buồng tủy giảm dần kích thước và trần tủy sát dần với sàn buồng tủy. Sự hình thành ngà thường bị thúc đẩy bởi kích thích từ sâu răng, phục hình và bệnh quanh răng.Sự tạo ngà theo thời gian và do kích thích là không đồng nhất.
    • Như vậy, theo thời gian, buồng tủy và ống tủy nhỏ lại, tủy bị xơ teo và canxi hóa, số lượng mạch máu và thần kinh đến tủy ít dần

      =>  Răng được nuôi dững kém hơn và giòn hơn nên dễ vỡ, dễ sứt mẻ. Buồng tủy ngày càng thu hẹp nên ngà thứ phát   hình thành ngày càng dày.

      • *Đáp ứng với tổn thương

        • ở người cao tuổi, tủy răng có nhiều phản ứng tiêu cực với kích thích hơn ở người trẻ. Đó có thể là kết quả của 1 thời gian dài tích tụ.
        • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý của răng sau các phương pháp phục hình: chịu tổn thương mạnh trong quá khứ hoặc mài răng làm chụp gây chết tủy.
        • Có thuyết cho rằng tủy người già có thể có sức chịu đựng tốt hơn là do giảm tính thấm của ngà răng
          1. Sự biến đổi bệnh lý

          *Sâu răng

          • Khi lượng nước bọt giảm đi theo tuổi tác thì tỷ lệ sâu răng tăng lên
          • Lỗ sâu thường xuất hiện dưới cổ răng gọi là sâu cement răng => Khó hàn và dễ tái phát
          • *Mòn răng

            • Răng người cao tuổi kém khoáng hóa theo thời gian nên men răng trở nên giòn, dễ vỡ và dễ sứt mẻ.
            • Men răng mỏng hơn do bị mài mòn, có nhiều trường hợp men răng mòn để lộ phần ngà tiếp xúc mềm, có thể được hòa tan bởi môi trường miệng có tính acid.
            • Mòn răng là nguyên nhân quan trọng gây phá hủy mô răng
            • Các răng mòn mất cấu trúc giải phẫu và dễ gây dắt thức ăn=> tổn thương lợi=> viêm lợi=> viem nha chu=> tiêu xương=> tụt lợi=> lung lay và mất răng
            • Mòn quá mức răng cửa còn làm xấu về thẩm mĩ
            • Mòn răng làm tăng sự nhạy cảm của răng: Những R mòn quá mức mặt nhai và mòn cổ thường đau buốt khi ăn nóng lạnh, chua ngọt, nặng hơn gây viêm tủy, tủy hoại tử và viêm quanh chóp R
            • *Có sự tăng tạo cement ở chân

            • *Đổi màu răng

              • Nguyên nhân có thể do những thay đổi về ngà răng
              • Có thể do dùng thức ăn và đồ uống có màu như chè, caffe trong thời gian dài
              • *Những sự biến đổi ở mô nâng đỡ

                • Theo thời gian, mô mềm bị giảm khả năng đàn hổi, cơ nhai mềm và yếu hơn. Nước bọt suy giảm làm khô miệng( gặp nhiều về đêm)

                =>Gây rối loạn hầu họng, đau đớn,, nhai khó khăn hơn, miệng dễ bị kích thích và chậm lành thương hơn so với khi còn trẻ

                • Tụt nướu, mất bám dính, và tiêu xương. Túi lợi phát triển với mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị bệnh ngày càng trở nên nặng nề. Bệnh nha chu là 1 nguyên nhân chính gây mất răng ở người già
                • Nhai và nuốt ở người cao tuổi, ngay cả người còn đủ răng, kém hiệu quả hơn ở người trẻ
                • Ăn không ngon, khó cảm nhận mùi vị cùng với giảm sút về vận động, giảm tiết nước bọt=> chán ăn, suy dinh dưỡng, mất nước, giảm chất lượng cuộc sống
                • II. Sự ảnh hưởng qua lại của bệnh toàn thân và sức khỏe răng miệng của người già
              • 1.Bệnh toàn thân ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của người già

                *Nhiễm HIV

                không có bằng chứng là sự ức chế miễn dịch làm hại quá trình liền thương hay khiến cho sự nhiễm trùng tăng lên trong tổn thương vùng quanh cuống giữa người HIV(+) và HIV(-)

    • *Bệnh Đái Tháo Đường

      • Bệnh ĐTĐ type1 và type2 làm giảm liền thương dù ở bất kí lứa tuổi nào
      • Garber nhận thấy giảm sự hình thành cầu ngà ở tủy răng của chuột bị ĐTĐ và k bị ĐTĐ
      • v

        *Bệnh cao huyết áp

        • Hay gặp ở người cao tuổi. Không nên sử dụng thuốc tê có chất gây co mạch để gây tê cho người cao huyết áp
        •  

        *Bệnh loãng xương

        • Giảm mật độc xương hàm hay gặp ở phía trước xương hàm trên và phía sau xương hàm dưới.
        • Tuy nhiên không thể biết rằng liệu BN loãng xương có giảm khả năng liền xương sau phẫu thuật hay không
        1.  Các bệnh răng miệng ảnh hưởng đến bệnh toàn thân
        • Nếu các bệnh răng miệng không được phát hiện và điều trị triệt để thì sẽ gây biến chứng và các bệnh toàn thân như sau
        • viêm xương tủy hàm
        • Viêm mô tê bào
        • Bệnh máu
        • Bệnh đường hô hấp trên
          1. Vấn đề tâm lý của bệnh nhân
          • Sợ các thủ thuật nha khoa gây đau
          • Thiếu sự đánh giá cao vè sức khỏe răng miệng
          • Suy nghĩ: “ tôi đã già và sắp chết, k cần chăm sóc nha khoa”
          • Ăn uống ít chất dinh dưỡng
          • Thu nhập cố định thấp, không đủ khả năng chăm sóc nha khoa
          •  

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San