Phẫu thuật trong miệng

Sắp xếp theo:

Với những khó khăn khi gây tê tủy ở những răng bị viêm thì cần nhiều biện pháp để giúp các nhà lâm sàng có khả năng thực hiện các thủ thuật nội nha không đau . Với quan điểm cho rằng những kênh TTX – R đó có khả năng kháng thuốc tê tại chỗ nhiều hơn, nên câu hỏi quan trọng và liên quan về mặt lâm sàng là liệu sử dụng thuốc kháng viêm trước điều trị, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), ibuprofen, có làm tăng khả năng đạt được tê tủy răng ở những bệnh nhân viêm tủy có triệu chứng…

Tràn khí dưới da Triệu chứng: sưng cấp tính và đau từ vừa đến dữ dội ngay lập tức Bệnh căn: không khí bị ép vào các khoang dưới mô từ đường rạch phẫu thuật, vạt, đường rạch nướu, vết rách biểu mô, nạo túi nha chu or nội nha.... từ luồng hơi bất cẩn của tay khoan or tay xịt Chẩn đoán phân biệt: với angioedema và acute hematoma Phòng ngừa: -Chỉnh luồng hơi nhẹ: luôn luôn chỉnh luồng hơi nhẹ và tránh thổi trực tiếp vào vùng nguy cơ -Ấn ngón tay: khi cần xịt vào vùng mô nguy cơ, dùng ngón tay ấn vào…

I - CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NHỮNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ BẰNG XẠ TRỊ1. Ảnh hưởng của tia xạ đối với các cấu trúc xoang miệngXạ trị là phương pháp điều trị phổ biến để điều trị các bệnh lý ác tính vùng đầu cổ. Về mặt lýtưởng, tia xạ sẽ tiêu diệt các tế bào tân sinh và ít ảnh hưởng đến tế bào bình thường, tuy nhiên trongthực tế, điều này không bao giờ đạt được và tia xạ luôn gây ra một số tác động bất lợi. Với liều điềutrị thích hợp, tia xạ có thể tiêu diệt bất cứ tế bào tân sinh nào nhưng mô lành xung…

I - BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁC NGUY CƠ XẢY RA CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNGKHI NHỔ RĂNG1. Sơ lược bệnh tiểu đườngBệnh tiểu đường là một hội chứng được đặc trưng bởi một tình trạng tăng đường huyết mạn tínhdo sự thiếu hụt insulin hoặc do sự kháng bất thường của các mô đối với tác động của insulin. Có hailoại bệnh tiểu đường, bệnh phụ thuộc insulin (IDD) và bệnh không phụ thuộc insulin (NIDD).1.1. Loại 1Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (IDD) chiếm khoảng 10 – 20%. Thường gặp ở người trẻ dưới30 tuổi và không…

I - NGUY CƠ KHI NHỔ RĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐANG BỊ VIÊM NHIỄMNhổ răng trong khi có tai biến viêm nhiễm là một vấn đề được đặt ra và có nhiều ý kiến khácnhau.1. Viêm nhiễm tại chỗ do răng nguyên nhânRăng đang gây tai biến viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính như viêm khớp răng, viêm xươnghàm, viêm mô tế bào,... không thể điều trị bảo tồn mà phải nhổ, khi nhổ răng nóng (đang trong cơnviêm cấp tính) gây không ít những khó khăn trong lúc nhổ răng như: gây tê sẽ kém hiệu quả, bệnhnhân đau dễ ngất,... Bên cạnh…

I - SINH LÝ HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CẦM MÁUKhi ở bên trong mô của cơ thể, máu luôn là dịch lỏng tuần hoàn khắp các cơ quan trong cơ thể.Nhưng khi ra khỏi cơ thể, máu sẽ đông lại trong vòng 5 – 7 phút, quá trình này gồm 3 giai đoạn:1. Thì mạch máu– Khi mạch máu bị tổn thương, có phản ứng ngay của cơ thể: thành mạch lập tức co lại để giớihạn sự chảy máu. Sự co thành mạch do phản xạ thần kinh (trong vòng một vài phút) và do sự co cơcủa mạch máu tại chỗ (có thể từ 20 – 30 phút).– Sự cầm máu của thành mạch…

I - NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ XẢY RA KHI NHỔ RĂNG HAY PHẪU THUẬT CHOBỆNH NHÂN TIM MẠCHMột bệnh nhân có bệnh tim mạch khi nhổ răng hay phẫu thuật, dù lớn hay nhỏ, có thể gặp nhữngnguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, ngất, nguy cơ về bệnh mạch máu.1. Nguy cơ nhiễm trùngTrong một số trường hợp, nhổ răng có thể gây nhiễm khuẩn huyết, nhất là trong trường hợp bệnhnhân bị viêm nướu sẵn có, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, thể trạng toàn thân suy yếu, kèm theothời gian can thiệp kéo dài. Vi khuẩn thường gặp trong…

I - CHỨNG NGHIỆN RƯỢU VÀ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG DO RƯỢUAlcol ethylic gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương, được hấp thu nhanh và chuyển hóa thànhacetaldehyd bởi men alcoldehydrogenase tại gan với tỷ lệ 7 – 10g/giờ. Mức độ dung nạp rượu rấtbiến đổi ở từng cá nhân. Tình trạng nghiện rượu xảy ra khi người uống không thể từ bỏ được rượu vàcó xu hướng tăng dần lượng rượu vào cơ thể.1. Nồng độ rượu trong máu0,5g/l (khoảng 10,85mmol/l): không có triệu chứng.0,5 – 1,5g/l (khoảng 11 – 32,5mmol/l): sảng, say.0,8g/l:…

Có kinh nguyệtTrong những kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân dễ chảy máu hơn thường ngày; bệnh nhân có trạng thái bất ổn, mệt mỏi, dễ bị kích thích. Nên tránh nhổ răng trong lúc này trừ trường hợp khẩn cấp và nên dùng thuốc giảm đau trước 30 phút

Cho con búVấn đề lo ngại là thuốc tê có thể vào trong sữa mẹ; trong thực tế, lượng thuốc tê được chích thậtít và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh sẽ không có. Tuy nhiên, nên khuyên bỏ một cữ bú của bé sau khi mẹnhổ răng, sau đó vắt bỏ sữa đầu dòng trước khi cho trẻ bú trở lại.Khi dùng thuốc sau can thiệp cũng phải hết sức cẩn thận, tránh sử dụng các loại thuốc gây nguyhại cho trẻ sơ sinh. Thông thường các loại thuốc dùng sau can thiệp đều an toàn khi sử dụng với liềuthích hợp, không nên sử dụng các loại…

Có thai Vấn đề cần quan tâm khi can thiệp đối với bệnh nhân mang thai là phòng tránh những tổn thương ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, trong đó hai lĩnh vực được chú trọng là chụp X quang và sử dụng thuốc. Nếu có thể cần hoãn can thiệp, buộc phải sử dụng phim X quang và dùng thuốc đến sau khi sinh để tránh những nguy hại cho bào thai. Nếu cần phải can thiệp trong thời gian thai kỳ phải cố gắng giảm đến mức tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị dạng cho thai; chỉ chụp phim trong…

Thời gian mọc răng và thay răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng nhiều tới hàm răng vĩnh viễn cả về chấtlượng và thẩm mỹ, vì thế cần phải can thiệp nhổ răng đúng lúc. Có trẻ răng đã mọc ngay khi chàođời (theo Perdersen: thường gặp ở răng cửa dưới), trong trường hợp này cũng nên nhổ răng cho trẻđể tránh làm đau nướu răng đối diện và ảnh hưởng đến phản xạ bú, nuốt. Khoảng 6 tuổi răng vĩnhviễn bắt đầu mọc và răng sữa bắt đầu lung lay theo thứ tự bắt đầu từ răng cửa dưới,... Nếu quá thờikỳ mọc răng vĩnh viễn…

Viêm ổ răng1. Nguyên nhân– Viêm ổ răng chính xác là viêm ổ răng khô, là biến chứng gây chậm lành thương nhưng khôngliên quan đến nhiễm trùng, biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng đau ở mức độ vừa phải đến dữ dộinhưng không có dấu hiệu thông thường của nhiễm trùng như sốt, sưng. Triệu chứng đau thường xuấthiện vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau nhổ răng với mức độ thay đổi, thường rất dữ dội theo kiểumạch đập, lan đến vùng trước tai và thái dương, ít phản ứng với thuốc giảm đau thông thường, làmbệnh nhân…

Bọc máu1. Nguyên nhânThường do đầu kim làm rách các mạch máu khi gây tê, máu sẽ chảy vào các khoảng trống giữacác mô tạo thành các bọc máu, nếu rách động mạch thì mức độ chảy máu sẽ nhiều hơn so với ráchtĩnh mạch do áp lực máu trong động mạch cao hơn tĩnh mạch, máu sẽ chảy đến khi áp lực của môxung quanh chèn ép hay thành lập cục máu đông làm ngừng chảy máu. Cấu trúc mô xung quanh cóảnh hưởng đến việc thành lập bọc máu, những nơi có cấu trúc mô lỏng lẻo dễ hình thành bọc máu vàngược lại. Ở khẩu…

Đau, nhạy cảm khi gây tê3.1. Nguyên nhânĐau khi gây tê có thể phòng ngừa được nếu tôn trọng các nguyên tắc và kỹ thuật gây tê, cảm giácnày hay gặp ở những bệnh nhân lo lắng và thường gây cho bệnh nhân những cử động bất thường làmtăng nguy cơ gãy kim, các nguyên nhân gây đau có thể là:– Bơm thuốc quá mạnh hay quá nhanh làm chấn thương mô.– Đầu kim không còn bén hay bị xước do chích nhiều lần trước đó.– Dung dịch thuốc tê ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể.– Chích trúng đầu dây thần kinh mặc dù rất…

QUÁ TRÌNH LÀNH THƯƠNG 1. Đại cương về quá trình lành thương và các yếu tố ảnh hưởng – Sau khi can thiệp, vấn đề lành thương phải diễn ra dễ dàng với việc tái tạo lại được sự liên tục của mô, giảm tối đa kích thước sẹo và phục hồi lại chức năng. Cần lưu ý rằng, vết thương ở da, niêm mạc, cơ tim đều có tạo sẹo, phẫu thuật viên phải tôn trọng quá trình tạo sẹo và cố gắng làm hạn chế kích thước sẹo đến mức tối đa có thể để tránh ảnh hưởng đến chức năng và tạo thẩm mỹ. – Các yếu tố ảnh hưởng đến quá…

– Tìm một khe hở giữa chân và xương ổ phía gần hay phía xa, len mũi nạy vào khe sao cho mặt lõm của nạy áp sát vào chân răng, hướng nạy nghiêng 45o so với trục răng. – Xoay mũi nạy qua lại, đồng thời len mũi sâu hơn về phía chóp răng, cử động nhẹ nhàng với biên độ tăng dần, không được đẩy mạnh nạy hay đẩy tới từng hồi. – Khi nạy đã được đặt khá sâu, răng có cảm giác lung lay, lấy điểm tựa trên bờ xương ổ phía gần hay xa, tránh không tựa lên răng bên cạnh, hướng mũi nạy về phía bờ nướu bằng động…

Răng cối lớn– Có hai chân răng gần và xa phân kỳ, cứng chắc, dài, vách xương ngoài và trong đều dày hơncác vùng răng khác nên thường là răng khó nhổ nhất trên cung hàm.– Kìm có mấu nhọn đối xứng hai bên, mấu phải bấu vào vùng chẽ giữa hai chân, có thể dùng kìmsừng bò khi chân răng quá phân kỳ.– Cử động lung lay ngoài - trong, không được xoay, đối với răng cối lớn thứ nhì có thể lung laynhiều vào trong do vách xương phía trong thường mỏng hơn.Răng khôn do có chân chụm, thân tròn nên mỏ kìm không…

Răng cối nhỏ– Chân răng hình chóp, thẳng, đôi khi cong nhẹ ở phần chóp, vách xương trong đôi khi khá dày.Mỏ kìm tương tự như trên nhưng lớn hơn, cử động lung lay theo chiều ngoài trong và xoay tròn,động tác xoay rất hiệu quả nhưng hạn chế khi phát hiện chân răng cong trên phim X quang

Răng cửa – nanh– Chân răng mảnh, thuôn dài, thiết diện hình bầu dục. Vách xương ngoài và trong tương đốibằng nhau, chân răng nanh thường dài hơn và có thể có vách xương trong dày hơn.– Mỏ kìm tròn, nhỏ, đối xứng.– Cử động lung lay theo chiều ngoài – trong với cùng biên độ, xoay tròn nhẹ.

Răng cối lớn – Thường có ba chân răng, hai chân răng ngoài thường hội tụ và một chân răng trong hướng phân kỳ, nếu hai chân ngoài cũng phân kỳ nên tách rời các chân trước và nhổ riêng rẽ từng chân. Răng cối lớn thứ nhì thường dễ nhổ hơn do chân răng ngắn và thường hội tụ nhiều hơn. – Mỏ kìm có kích thước to hơn, không đối xứng hai bên: bên tròn ôm sát lấy chân răng trong, bên nhọn ôm lấy vùng chẽ của hai chân ngoài, mỏ hơi cong so với cán. Có thể dùng kìm sừng bò trên để nhổ khi thân răng có miếng…

– Thường có hai chân răng ngoài và trong, các chân răng thường phân kỳ ở khoảng giữa hay 1/3 chóp chân răng. Có nguy cơ gãy chân răng cao nhất là ở người lớn tuổi do xương có độ vôi hóa cao và kém đàn hồi, nguy cơ này giảm ở răng cối nhỏ thứ hai do chân răng thường hội tụ hơn. – Kìm có mỏ đối xứng, mỏ tròn, nhỏ, hơi cong nhẹ góc độ giữa mỏ và cán khi nhìn nghiêng để không làm chấn thương môi khi khép cán kìm. – Lung lay răng nhẹ nhàng theo chiều ngoài – trong, về phía ngoài nhiều hơn, không được…

– Chân răng cửa thường có hình chóp, thẳng, đôi khi hơi cong nhẹ về xa và vào trong đối với răng cửa bên. Vách xương ngoài mỏng hơn so với vách xương trong, đây là đặc điểm chung cho tất cả các răng hàm trên. – Kìm có mỏ tròn, thẳng trục với cán, mỏ kìm đối xứng hai bên. – Lung lay răng theo chiều ngoài – trong và hơi ra ngoài nhiều do vách xương ngoài mỏng, có thể thêm cử động xoay tròn, hạn chế cử động xoay hay chỉ xoay thật nhẹ đối với răng cửa bên. – Răng nanh là răng tương đối khó nhổ mặc dù…

Các giai đoạn của quá trình nhổ răng bằng kìm – Khi nhổ răng, cần đòi hỏi phải tuân theo một số nguyên tắc sau: + Cần phải quan sát rõ phẫu trường làm việc. + Tạo được đường giải phóng cho răng cần nhổ. + Sử dụng lực có kiểm soát và hợp lý. – Việc sử dụng kìm để nhổ răng sẽ tạo ra các chuyển động chính như sau: + Chuyển động di chuyển răng về phía chóp chân răng, cử động này tuy không nhiều nhưng cũng giúp giãn nở phần đỉnh xương ổ và di chuyển tâm xoay về phía chóp, vị trí của tâm xoay phải luôn…

Tư thế bàn tay trái   Khi nhổ răng, bàn tay trái của bác sĩ có vai trò hỗ trợ cho can thiệp của tay phải, chức năng của bàn tay trái khi nhổ răng như sau: – Giữ chặt phần hàm và đầu bệnh nhân để động tác lung lay được hiệu quả và chính xác, tránh – Banh môi, má, lưỡi để soi sáng phẫu trường. – Nâng đỡ, bảo vệ phần xương ổ, mô mềm và các răng xung quanh vùng răng nhổ. – Đánh giá độ lung lay của răng qua cảm giác xúc giác của các ngón tay đặt tại vùng răng cần nhổ. 1. Hàm trên Có 3 tư thế: – Tư thế…

1. Tư thế bệnh nhân Tư thế bệnh nhân, ghế nha khoa, bác sĩ góp phần quan trọng trong thành công của kỹ thuật nhổ răng, tư thế tốt nhất là tư thế tạo được sự thoải mái cho cả hai. – Hàm trên: đầu, cổ, mình thẳng trục, lưng ghế tạo một góc 45o so với sàn nhà. Điều chỉnh chiều cao của ghế để hàm trên của bệnh nhân ngang với ngực hay khuỷu tay của thầy thuốc. Khi can thiệp, bệnh nhân có thể nhìn thẳng hay hơi xoay nhẹ đầu về phía bác sĩ để giúp họ có thể quan sát rõ phẫu trường. – Hàm dưới: đầu, cổ,…

Thao tác nhổ răng dựa theo các nguyên tắc cơ học để tạo ra các loại lực như: lực đòn bẩy, lực chêm và lực xoay. Lực đòn bẩy được tạo ra khi sử dụng nạy, nhất là nạy thẳng hay nạy khuỷu khi đã tạo được điểm tựa trên răng. Lực chêm có thể được tạo ra khi sử dụng kìm ở giai đoạn len mỏ kìm vào rãnh nướu làm giãn nở phần đỉnh xương ổ, lực này càng hiệu quả nếu mỏ kìm càng đưa sâu về phía chóp chân răng. Ngoài ra, dùng nạy để làm lung lay răng cũng tạo ra lực chêm. Lực xoay chỉ được tạo ra khi dùng nạy…

1. Chống chỉ định tạm thời Tất cả những tình trạng bệnh lý mà khi nhổ răng sẽ khó thực hiện hay có thể gây ra các tai biến toàn thân hay tại chỗ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. 1.1. Tại chỗ – Viêm nướu hay viêm miệng cấp tính làm hạn chế cử động há miệng và khó can thiệp. – Viêm quanh thân răng cấp tính, thường gặp đối với răng khôn hàm dưới mọc lệch, việc nhổ răng sẽ được hoãn lại sau khi tình trạng viêm quanh thân răng được cải thiện. – Viêm xương ổ răng cấp tính, việc nhổ răng sẽ giúp…
Hiển thị 31 đến 60 của 137 (5 trang)
© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San